Sunday, March 22, 2015

TRỨNG TRỊ BỎNG HỮU HIỆU






SƯU TẦM ONLINE

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng.

Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!

Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.

Thông điệp này có thể bổ ích cho mọi người













.

Thursday, March 12, 2015

CHÍNH TẢ SAI TRẦM TRỌNG TỪ QUAN ĐẾN DÂN - Khắc thơ sai chính tả tại Tượng đài Mẹ VN Anh hùng


Lời dẫn: Các hình ảnh sưu tầm từ bảng quảng cáo thức ăn tới khắc vô đá. Cho tới Hồ Chí Minh đưọc ghi rõ là DOANH NHÂN văn hóa thế giới. Chữ nghĩa Vietnam tệ hại tới thế sao? 
______________
Khắc thơ sai chính tả tại Tượng đài Mẹ VN Anh hùng

Thứ Sáu, ngày 13/03/2015 07:33 AM (GMT+7)

Hàng loạt bài thơ được khắc trên các phiến đá trắng trong khuôn viên Công trình Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng ở tỉnh Quảng Nam bị khắc sai lỗi chính tả 

Tại buổi họp báo tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 - 24.3.2015) và 85 năm ngày thành thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28.3.1930 – 28.3.2015) vào chiều 12-3, ông Nguyễn Chín, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, thừa nhận có tình trạng khắc chữ sai lỗi chính tả trên các phiến đá trắng trong khuôn viên Công trình Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng - công trình văn hóa cấp quốc gia sẽ được khánh thành vào ngày 24-3.



Sai chính tả trong bài Đất nước của tác giả Tạ Hữu Yên

Ông Chín cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chỉnh sửa lại những chỗ bị khắc sai chính tả. Mười đoạn thơ khắc trên đá trắng dựng tại khu vực tượng đài được chọn từ các tác phẩm tiêu biểu, khắc họa hình ảnh người mẹ ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Những đoạn thơ trên đã được Hội Văn học nghệ thuật tỉnh thẩm định, lãnh đạo tỉnh duyệt, nhưng trong quá trình khắc lên đá thì đã xảy ra những lỗi không đáng có.

Công trình Tượng Đài Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng lấy nguyên mẫu từ mẹ Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) có 11 người con và cháu hy sinh trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp và Mỹ). Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng 15 ha, khởi công từ tháng 7-2007 với tổng mức đầu tư hơn 411,2 tỉ đồng, tọa lạc tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Đây là công trình văn hóa cấp quốc gia, được chọn từ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng và kiến trúc sư Nguyễn Luận.

Theo Tr.Thường (Người lao động

________________________________________

Sưu tầm





Bảng quảng cáo thức ăn 





Kết  LẠP đảng viên mới



HỒ CHÍ MINH LÀ DOANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI

(Ai phong cho? Hồi nào? Àh mà là DOANH NHÂN.. chứ không phải Danh Nhân)






.

Wednesday, March 11, 2015

Chiếc đồng hồ không bao giờ đeo


Lương tâm của một con người.

Nhất Nguyên (Chuyện lượm lặt trên mạng)

Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ,
mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.
Cách đây hơn ba chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III,
đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm.
Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh;
nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.
Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay.
Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó:
sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ:
“Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !”
Mẹ tôi trả lời:
“Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?”
Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường.
Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”
Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi.
Rất nhanh chóng, tôi bịa ra một câu chuyện:
“Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học,
vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.”
Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.
Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa.
Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý,
rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.
Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời.
Rồi tôi xắn tay áo lên, với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.
Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo:
“Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi, để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy ! Thôi, mẹ về đây.“
Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi:
“Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?”
Mẹ tôi trả lời: “Bố mày bán máu lấy tiền đấy !”
Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ?
Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói.
Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.
Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không.
Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích.
Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.
Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp, giúp tôi tìm người mua đồng hồ,
và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.
Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói:
“Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé !”
Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể. 

Có điều khó hiểu là sau đó, chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả.
Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.
Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê.
Câu chuyện chiếc đồng hồ kia, cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.
Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy.
Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. 

Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.“

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu, năm nào mẹ tôi đưa cho tôi.
Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !
Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?”
Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy !”
Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?”
Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ,
mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.”

((Chuyện lượm lặt trên mạng))









.

Friday, March 6, 2015

MÔN SỬ HỌC - Sự bế tắc của ngành giáo dục VN

Dạy và học lịch sử - Sự bế tắc của ngành giáo dục VN


Rfa  Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

2015-03-05


Chuyện học và dạy lịch sử tiếp tục là vấn nạn trong vô vàn những bế tắc của ngành giáo dục nói riêng và các mặt xã hội Việt Nam nói chung.

Người học lên tiếng

Sách giáo khoa môn Lịch Sử. Sách .Courtesy PNOgiáo khoa môn Lịch Sử
“Với tầm hiểu biết hạn hẹp của một tay học sinh lớp 12 cũng như trải nghiệm của một đứa đã từng học để thi quốc gia, tôi xin khẳng định một cách chủ quan rằng việc dạy sử hiện nay đang xa rời với những nguyên tắc tối thượng nhất, bản chất nhất làm nên vẻ đẹp thực sự của môn sử. Vì sao tôi lại nói như thế? Vì cá nhân tôi cho rằng một trong những phẩm chất đầu tiên mà một chương trình lịch sử cần có đó là sự khách quan. Thế nào là khách quan? Ta hiểu đơn giản: đó có nghĩa là trung thực với sự thật, có gì nói đấy, không tô hồng, không bôi xấu.”
Với tầm hiểu biết hạn hẹp của một tay học sinh lớp 12 cũng như trải nghiệm của một đứa đã từng học để thi quốc gia, tôi xin khẳng định một cách chủ quan rằng việc dạy sử hiện nay đang xa rời với những nguyên tắc tối thượng nhất.
-Một học sinh


Đó là phát biểu trong video clip lưu truyền trên mạng của một bạn trẻ tự xưng là học sinh lớp 12. Chỉ trong khoảng hơn 5 phút đồng hồ người bạn trẻ này tóm tắt lý do vì sao những học sinh trung học như bạn không thích thú gì môn lịch sử: đó là sự thiếu trung thực, bưng bít sự thật của sách giáo khoa sử mà các bạn đang phải học để lấy điểm kiểm tra.
Khác với người học sinh thẳng thắn nói lên đánh giá của bản thân đối với môn lịch sử hiện nay, một học sinh lớp 12 khác lại tỏ ra dè dặt, thờ ơ khi được hỏi về việc học sử ở nhà trường mà bạn phải hoàn thành:
“Bình thường thôi, chỉ học lý thuyết, kiến thức bình thường thôi chứ không có đi thực tế. Học ở sách, rồi cứ ghi ghép, ghi chép nên chán thôi.”

Bế tắc của thầy giáo dạy Sử

Chính một giáo viên đang giảng dạy môn lịch sử cấp phổ thông trung học thừa nhận những khiếm khuyết của môn mà thầy giáo này đang dạy, cũng như những khó khăn mà giáo giới như ông phải đối mặt lâu nay dù rằng họ cũng thấy vấn đề và đôi khi muốn giúp thay đổi thực trạng đáng buồn như thế:
SGK_NXBGD-250
Sách giáo khoa được cải cách thường xuyên. Photo courtesy of nxbgd.vn
“Chương trình dài, nhiều thứ, quá sức của một học sinh đi học cần thiết phải hiểu; học sinh không cần phải hiểu nhiều đến mức như thế. Không riêng gì môn lịch sử mà ở Việt Nam các môn học khác cũng không thực tế.
Nhiều khi cũng muốn cải tiến nhưng hệ thống tổ chức hiện nay khó làm lắm. Nội dung người ta không cải tiến, phương pháp người ta cũng chỉ ‘đánh trống bỏ dùi’ thôi; người ta hô hào thế nhưng không có biện pháp gì để tổ chức thực hiện.
Theo tôi nghĩ hiện nay cách thức để làm cho học sinh thích thú, không chán thì không phải khó lắm. Với phát triển của công nghệ hiện nay thì có đủ điều kiện, khả năng để làm cho học sinh thích thú; nhưng chỉ có điều mình làm ra rồi nhưng không có điều kiện để thực hiện thành ra chính giáo viên chán, học sinh chán!”

Đánh giá

Anh Nguyễn Văn Thạnh, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, nhìn lại thời học sinh cũng như nay qua quan sát thực tế, đưa ra đánh giá vì sao môn sử đang được giảng dạy tại Việt Nam không thu hút học sinh và ngay cả những giáo viên Sử.
“Trong thời gian qua trên mạng có nhiều thông tin cho rằng học sinh chán học lịch sử. Tôi nghĩ điều này có và bên cạnh đó tôi tin cũng có nhiều học sinh ưa thích môn sử. Như bản thân tôi cũng với chương trình đó, ngoài việc học trên lớp tôi còn đọc ở ngoài và cảm thấy với những câu chuyện lịch sử; từ đó nó dẫn dắt tôi. Hiện nay nguồn thông tin rất đa dạng, rất sẵn. Điều quan trọng là con người của mình có thích chuyện đó hay không.
Tôi nhận xét rằng lịch sử là một bộ môn khoa học của con người, nó có tính cách giống như là một em bé trưởng thành hơn qua những lần té ngã của nó. Nếu ai đó có suy nghĩ hay toan tính nào đó làm cho em bé không học được điều gì trước đó, thì em bé đó mãi là em bé không thể nào lớn được.
Bây giờ tại Việt Nam đảng cộng sản thực sự nắm quyền cai trị toàn diện và tuyệt đối. Như vậy chắc có lẽ họ cũng sẽ can thiệp vào lịch sử để phục vụ cho việc cầm quyền của họ. Kiểu dạy lịch sử như vậy không kích thích được con người bám sát sự thật.
-Anh Nguyễn Văn Thạnh
Bây giờ tại Việt Nam đảng cộng sản thực sự nắm quyền cai trị toàn diện và tuyệt đối. Như vậy chắc có lẽ họ cũng sẽ can thiệp vào lịch sử để phục vụ cho việc cầm quyền của họ. Kiểu dạy lịch sử như vậy không kích thích được con người bám sát sự thật, phân tích các bài học trong cuộc sống để rồi phụng sự cho ngày hôm nay.
Tôi nghĩ đây có lẽ là một trong những chủ trương của nhà cầm quyền. Bởi vì nếu nắm hết sự thật thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lực mà họ đang có.”

Cách làm

Người ta thường nói ‘hỏi là đã trả lời’. Câu nói này có thể áp dụng vào trường hợp của người học sinh trong video clip vừa có phát biểu.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Văn Thạnh đưa ra ba cách làm nhằm giúp cho môn sử trở thành hấp dẫn học sinh hơn như sau:
Để môn sử hấp dẫn hơn phải đến từ hai chiều: thứ nhất người học phải chịu khó như lớp trẻ bây giờ kêu gọi trên mạng là ‘thông não’ và ‘mở mắt’, tìm kiếm nhiều nguồn tư liệu. Bây giờ với ‘bàn phím’ thì không có gì có thể hạn chế được; chỉ có điều bạn có lòng đam mê hay không mà thôi. Không thể đổ thừa cho thầy cô được.
Cách thức thứ hai hy vọng nhà cầm quyền, những nhà làm giáo dục họ cởi mở hơn để cung cấp sử liệu chính xác hơn để hậu sinh hiểu được giai đoạn đó có những sự việc gì xảy ra; nguyên nhân từ đâu, hạn chế và bài học chỗ nào, chính nghĩa nằm ở đâu thì nó sẽ giúp người ta hứng thú học lịch sử hơn.
Phó giáo sư-tiến sĩ Trần Nam Tiến, thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động ‘tham quan thực tế’ của khoa đang thực hiện là cách thức dạy sử mà hầu như ai cũng thấy cần phải tiến hành.
Hiện nay quá trình đưa sinh viên đến các di tích lịch sử, bảo tàng là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của quá trình đào tạo; ít nhất tại đơn vị tôi đang làm việc là khoa Sử trường Đại học Khoa học- Xã hội Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Sử trong thời gian qua xem việc hướng sinh viên đi thực tế đến những di tích lịch sử, đến những nơi có nhân chứng lịch sử để làm việc, nghiên cứu, để ‘thực tế’ rất là nhiều. Trong khóa học bốn năm họ được đi ít nhất 5-6 lần. Thậm chí có những lần đi xuyên Việt, đi một chuyến rất dài đến các di tích rất quan trọng ở miền Trung, miền Bắc. Hiện nay công tác đào tạo gắn với thực tiễn rất lớn. Tôi là người tham gia trực tiếp trong những chuyến đi đó. Tôi cũng là người tham gia tổ chức những chuyến đi đó nên tôi khẳng định đây là vấn đề hiện nay chúng tôi đã triển khai và đạt được kết quả rất tốt khiến cho học sinh; đặc biệt các bạn sinh viên nhận thức về lịch sử tích cực hơn rất nhiều.
Những phương pháp lẽ ra phải thực hiện trong công tác giảng dạy môn lịch sử như đang phó giáo sư- tiến sĩ Trần Nam Tiến vừa cho biết dường như bị lãng quên lâu nay. Tuy vậy, nếu có được thực hiện với tình trạng lịch sử bị bóp méo như người học sinh trong video clip nêu ra thì liệu việc làm đó có mang lại lợi ích như mong muốn hay không.

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”

Theo Báo Giáo Dục Vietna

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã  : “Tôi giật mình khi có đồng nghiệp khoe rằng tham khảo 10 trường ĐH tiên tiến nhất để xây dựng chương trình của riêng mình...”.

“Thi tốt nghiệp như dùng cái sàng hỏng, nhưng chưa bỏ được…”"Nếu là học sinh, mình cũng thấy hoảng..."

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: "Chúng ta có thể tổ chức thi đại học quanh năm, tại sao cứ dồn vào một kỳ?".
 Ảnh: Ngọc Quang.

Tiếp tục cuộc trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi nhận định, thay đổi cách thức thi tốt nghiệp THPT chỉ là điểm khởi đầu trong một chuỗi đổi mới nền giáo dục. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiêm túc xem xét lại công tác đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng… nơi trực tiếp cung cấp sản phẩm ra xã hội.
Trẻ con nghĩ gì? Thầy Giáo nghĩ gì? Xã hội nghĩ gì?
PGS Nhã phân tích, đổi mới thi tốt nghiệp THPT chỉ là việc đầu tiên cần làm, tiếp theo đó phải đổi mới chương trình – SGK; tiếp đó phải thay đổi chương trình đào tạo ở các trường sư phạm, bồi dưỡng giáo viên... Tuy nhiên, song song với những điều chỉnh ấy mà không giải quyết được bài toán phân luồng thì vẫn xảy ra tình trạng ùn ùn kéo nhau vào đại học, sau đó thất nghiệp lại quay sang học nghề, vừa tốn kém cho các gia đình, xã hội cũng có thêm gánh nặng.
“Tôi nói thật là chúng ta đang nghĩ đến thượng tầng nhiều, hãy nghĩ đến hạ tầng cơ cơ sở: Xã hội nghĩ gì? Thầy giáo nghĩ gì? Trẻ con nghĩ gì? Chúng ta đổi mới mà lực lượng người thầy chưa đủ đáp ứng được thì chúng ta chắc chắn thất bại. Chúng ta đổi mới một sản phẩm nhưng kỹ sư, kiến trúc sư không đáp ứng được thì chúng ta phải phá dây truyền sản xuất ấy để làm lại.
Tôi lấy thí dụ, nước Đức sau khi thống nhất đã phá hết các nhà máy của Đông Đức để đưa công nghệ Tây Đức vào. Họ có thành công không? Lịch sử đã ghi nhận họ rất thành công. Từ đó nhìn trở lại bài toán giáo dục của nước ta, bàn đi bàn lại mà chưa tìm thấy đường thoát, và quanh quẩn mãi với vấn đề sửa đổi sách giáo khoa gây tốn kém cho xã hội. Vậy chúng ta chọn đúng chưa? Nếu chúng ta chọn đúng thì phải tìm mọi cách làm cho xã hội hiểu, hiểu rồi thì mới đồng thuận, và dù tốn kém đến mấy cũng phải làm. Nhưng nếu nó không thuyết phục, không thể hiệu quả được, thì dù chỉ một đồng cũng không được phí phạm”, PGS Nhã chia sẻ.

Theo PGS Nhã, với mục tiêu đổi mới đặt ra, Việt Nam sẽ thay đổi được nền giáo dục, nhưng cần bao nhiêu năm và mục tiêu cụ thể phải đạt được như thế nào thì chưa ai xác định được.
“Cựu Tổng thống Nam Phi – ông AQ Nelson Mandela đã từng nói một câu rất sâu sắc: "Giáo dục là một vũ khí đầy sức mạnh mà chúng ta có thể sử dụng nó làm thay đổi thế giới". Ireland là một bài học thú vị khi họ vươn lên từ cái gốc là giáo dục và Singapore cũng vậy. Cả hai quốc gia này đều phải mất tới 40 năm để thay đổi nền giáo dục và trở thành cường quốc về khoa học kỹ thuật.
Còn Việt Nam thì sao? Bấy lâu nay, chúng ta vẫn nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng trên thực tế thì chưa phải vậy. Tiền rất nhiều nhưng tiêu vào đâu, có hiệu quả không? Vừa rồi có đại biểu quốc hội đã phát biểu rất thẳng thắn là quốc hội cần phải kiểm soát được ngân sách trung ương cấp cho địa phương, nếu cấp tiền đầu tư vào giáo dục thì dứt khoát phải vào giáo dục chứ không thể đưa sang lĩnh vực khác. Cứ loay hoay thế này thì còn lâu giáo dục mới là hàng đầu được”, PGS Nhã nói.
"Tôi nhớ có lần Bộ Giáo dục hỏi ý kiến của 60 Giáo sư, Phó Giáo sư uy tín rằng, có nên giữ kỳ thi ba chung không? Có 54 vị trả lời là giữ kỳ thi ba chung. Còn ba vị không ý kiến. Chỉ có 3 vị kiên quyết yêu cầu bỏ kỳ thi ba chung. Đấy, thế mới thấy sự nghiệp đổi mới đại học ở Việt Nam khó vô chừng", PGS. TS Nguyễn Văn Nhã.
Cũng theo PGS Nguyễn Văn Nhã, ngoài chuyện đổi mới thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục cũng nên tính ngay tới đổi mới thi đầu vào đại học.
“Thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ có làm quanh năm được không? Câu trả lời là có. Thi lái xe có tổ chức quanh năm được không? Câu trả lời là có. Khám sức khỏe làm căn cứ học tập, làm việc có làm quanh năm được không? Câu trả lời là có. Vậy thì tại sao lại cứ phải dồn học sinh vào một kỳ thi đại học khiến cho cả xã hội căng thẳng? Với việc cải cách thi tốt nghiệp THPT hiện nay thì năm tới đây các trường đại học sẽ phải tự tổ chức thi đầu vào vì kết quả phổ thông không đáng tin cậy, như vậy là vẫn tốn kém đấy chứ, và cũng chỉ thi đầu vào có một lần.
Tôi đã nói nhiều lần rồi là chúng ta phải dũng cảm đổi mới đi, hoàn toàn có thể xây dựng các trung tâm khảo thí ở 3 miền trên cả nước, và mỗi năm tổ chức thi vài lần. Đầu năm các em thi trượt thì về ôn luyện, 3 tháng sau có thể đến thi, chứ đâu nhất thiết phải chờ đợi thêm cả một năm? Trên thang điểm ấy, học sinh đăng ký vào các trường phù hợp", PGS Nhã bày tỏ.
Quá nhiều cử nhân thất nghiệp phản ánh sự thất bại của giáo dục
Bàn về sự việc hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp đã được nêu ra tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, PGS Nguyễn Văn Nhã nhận định, đây là hệ quả tất yếu khi chưa giải quyết được bài toán phân luồng, chưa kiểm soát chặt kết quả học và thi THPT, cộng với tâm lý sính bằng cấp nên ai cũng muốn học đại học dù không trả lời được: Học đại học để làm gì?
“Ở bậc THPT đã không siết được, nhưng ở bậc đại học thì nhiều chỗ cũng dễ dãi, nhiều trường không đảm bảo điều kiện đào tạo nhưng vẫn tồn tại, tuyển sinh, rồi phát bằng thì thất nghiệp là điều không tránh khỏi. Tôi nghĩ nhà nước cần sớm siết lại hệ thống các trường đại học, nhà nước chỉ nên chi phí cho những ngành đặc thù, còn lại phải để cho các trường tự chủ thì lập tức chất lượng đào tạo phải nâng lên, nếu không thể nâng lên được thì phải tự đóng cửa”, PGS Nhã chia sẻ.
PGS Nguyễn Văn Nhã phân tích, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là vì “không có triết lý giáo dục” rõ ràng, mà đây là điều tối kỵ trong khoa học.
“Thi tốt nghiệp như dùng cái sàng hỏng, nhưng chưa bỏ được…”
PGS Nhã chia sẻ: “Tôi còn nhớ ở một trường Đại học có đồng nghiệp khoe tham khảo chương trình đào tạo của 10 nước tiên tiến nhất để xây dựng thành chương trình đào tạo của mình. Tôi giật mình kinh hãi, bởi lẽ chương trình đào tạo của mỗi quốc gia có một triết lý đào tạo khác nhau, một thiết kế logic chặt chẽ khác nhau. Chúng ta không thể ghép cơ học để ra một chương trình hợp lưu mà chương đầu là voi, chương 2 là đại bàng, chương 3 là bò tót! Như thế là lại làm hỏng sự nghiệp đào tạo một cách hồn nhiên, cách tốt nhất bây giờ là chọn lấy một mô hình tiên tiến thế giới đã thành công để áp dụng.
Trong một lần tham dự hội thảo khoa học tôi có nghe ý kiến của đại biểu nước ngoài: Nếu Việt Nam mà có sáng tạo độc đáo, thành công chưa nước nào làm được thì nên mời các nước đến cùng học và làm theo, sức mạnh quốc tế sẽ nhân lên gấp bội; nếu chưa chọn được giải pháp hay thì nên học và tham khảo các bài học thành công của các nước! Họ cũng đang coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhất là Nhật Bản. Nhưng học kinh nghiệm của người ta thì cần thận trọng, học đến đầu đến đũa, nếu không thì than ôi, hỏng không cứu lại kịp!”.
Vấn đề nguy hiểm của nền giáo dục Việt Nam hiện nay không chỉ là câu chuyện đào tạo "hình ống", thiếu kỹ năng trầm trọng, mà hầu hết cử nhân đều "mù tịt" ngoại ngữ. Vì vậy, PGS Nhã nói: "Tôi ủng hộ quan điểm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu không nâng được trình độ ngoại ngữ thì chúng ta sẽ tụt hậu thê thảm ngay ở khu vực chứ chưa nói gì tới thế giới.
Tôi nói không hề ngoa rằng nếu so sánh thì thậm chí chúng ta còn thua cả Lào. Tôi đã có vài dịp sang công tác tại ĐH Quốc gia Lào, trời ơi từ lãnh đạo nhà trường  cho tới các nhân viên mọi phòng ban đều nói tiếng Anh, tiếng Việt rất tốt. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là một nhân viên bảo vệ và một cán bộ phụ trách ký túc xá cũng nói tiếng Việt và tiếng Anh rất tốt. Còn ở ta, nhiều người học xong cả thạc sĩ mà còn không đủ tự tin giao tiếp thì còn nói gì tới nghiên cứu tài liệu, và thế là chỉ dám nói tiếng Việt thôi. Mà xin lỗi, nói tiếng Việt nhiều khi còn sai".