Monday, June 29, 2015

Cây Bút Chì & Cục Tẩy

Sưu Tầm

Bút chì: Con xin lỗi mẹ!

Cục tẩy: Vì cái gì thế, con yêu? Con có làm gì có lỗi đâu!

Bút chì: Con xin lỗi vì mẹ phải chịu đau đớn vì con. Bất cứ khi nào, con phạm phải sai lầm, mẹ lại luôn ở đó sửa sai giúp con. Nhưng khi mẹ làm điều đó, mẹ lại làm hại chính mình. Cứ mỗi lần như thế, mẹ lại ngày càng bé hơn.

Cục tẩy: Điều đó đúng! Nhưng con ơi, mẹ chẳng phiền đâu. Con nhìn xem, mẹ được tạo ra vốn để làm việc này mà. Mẹ được tạo ra để giúp con bất cứ khi nào con phạm phải sai lầm. Mặc dù mẹ biết, ngày nào đó mẹ sẽ mất đi và con sẽ thay thế mẹ bằng người khác, nhưng mẹ vẫn rất vui với những gì mẹ đã làm. Vậy nên, đừng lo lắng nữa nhé! Mẹ chẳng muốn nhìn thấy con buồn!

Tôi đã tìm thấy mẫu đối thoại nhiều xúc cảm này giữa cây Bút chì và Cục tẩy. Cha mẹ cũng giống như Cục tẩy này vậy và ngược lại, con cái là những cây Bút chì. Họ luôn có mặt vì bọn trẻ và sửa chữa những sai lầm của chúng. Thỉnh thoảng vì điều đó, họ phải chịu đau đớn, họ trở nên "bé" đi (già đi và thậm chí chết đi). Và dù cho bọn trẻ rồi sẽ tìm thấy một ai đó khác thay thế (vợ/chồng), cha mẹ vẫn rất hạnh phúc vì những gì họ đã làm cho con cái mình, hiển nhiên rất ghét phải nhìn thấy những báu vật quý giá của họ lo lắng hay phiền muộn. Suốt cuộc đời mình, tôi đã luôn là cây bút chì. Và điều đó làm tôi đau đớn khi nhìn thấy những cục tẩy - ba mẹ mình - lại bé đi mỗi ngày. Vì tôi biết sẽ một ngày nào đó, còn lại với tôi chỉ là những vụn tẩy và những kỷ niệm tôi có với họ.


Bài học từ câu truyện trên:

Xin cho Bút Chì biết viết cho đúng… để Cục Tẩy được kéo dài cuộc sống!

.














.

THỦ KHOA Của trường Công Giáo De La Salle North Oregon. Gà trống nuôi bốn con gái thủ khoa


BEAVERTON, Oregon (NV) - Có một người con đậu thủ khoa trung học đã là điều khó, vậy mà ông Thomas Trịnh có đến bốn cô con gái luân phiên nhau đậu đầu bảng trường trung học Công Giáo De La Salle North, ở tiểu bang Oregon.




Gia đình họ Trịnh, từ trái: Tiffany (Tuyet-Mai) - Jessica (Thanh Thanh) -

Michelle (Bich-Ngoc) - ông Thomas - Victoria (Tuong-Vy) - Christine (Thuy-Duong). 
(Hình: Thomas Trịnh cung cấp)

Bà Barbara Ward, cố vấn đại học của trường De La Salle, hãnh diện reo lên, “Lần đầu tiên ở Oregon có chuyện như vậy xảy ra. Lần đầu tiên!”
Bà Barbara cho Người Việt hay rằng bà là cố vấn của cả bốn chị em thông minh này nên biết rất rõ về các cô. “Mấy chị em nhà này rất gương mẫu và rất dễ gần. Cả bốn người đều thể hiện sự toàn vẹn, từ bài vở trong lớp đến những sinh hoạt ngoại khóa. Các cô hoạt động xã hội rất hăng say.”
Khi Người Việt hỏi bí quyết để cả bốn chị em đều trở thành thủ khoa, cả bốn cô cùng trả lời: “Vì tụi con muốn làm cho ba hãnh diện. Ba đã hy sinh cả đời cho tụi con.”


Bảng vàng của Michelle mở đầu tuyền thống. (Hình: Thomas Trịnh cung cấp)

Ông đã tạo cho các con một gia đình có sự gắn bó trong tinh thần tôn giáo. Ông Thomas nói, “Tôi tập cho các cháu thói quen từ thuở bé là đọc 12 kinh hàng đêm, không bỏ đêm nào. Mục đích là cảm tạ Chúa về những gì Ngài đã ban phát và những gì Ngài sẽ ban phát cho chúng tôi.”
Ngoài phần hồn, ông Thomas phải biết nấu ăn ngon để chăm lo phần thể chất cho con.
Jessica Thanh Thanh, cô thứ ba, khoe, “Ba nấu món súp nào cũng ngon, nhưng con thích nhất là món... bún riêu.”
Cô đầu lòng Michelle Bích Ngọc đồng ý, “Ba con chỉ cẩn 30 phút là nấu xong một bữa ăn ngon mà chỉ dùng toàn những gì còn sót trong tủ lạnh thôi.”
Thanh Thanh cười, “Có lần sau lễ Thanksgiving, ba con lấy tất cả mọi thức ăn còn dư rồi bỏ vô nấu cháo. Lúc đầu nhìn ghê lắm, bắp nhồi trong bụng gà và con gà Tây nổi lều bều trong nồi. Nhưng ăn thì lại ngon miệng. Từ đó trở đi, ba vẫn thường nấu món này.”



Jessica khẳng định truyền thống. (Hình: Thomas Trịnh cung cấp)


Thế nhưng không phải món gì ông Thomas nấu cũng được các cô thủ khoa thưởng thức. Bích Ngọc cười, “Có lần ba con thấy xác một con nai trên đường đi câu cá, ba quăng nó lên xe truck rồi đi câu tiếp. Mãi lâu sau mới về xả thịt nai nấu nướng. Tối đó con không ăn miếng nào.”
“Bữa đó không cháu nào ăn miếng nào cả,” ông Thomas cười vang tiếp lời con.
Muốn đỡ đần cho cha, cô chị lớn nhất đã tập nấu ăn từ nhỏ. “Để nấu cho mấy em mỗi khi ba con đi làm xa,” Bích Ngọc kể.
Thấy cha và chị đều biết nấu nướng, cô thứ nhì, Christine Thùy Dương đã có lúc muốn chọn nghề đầu bếp nhưng bị ông Thomas dọa, “Nếu con muốn theo nghề này thì phải nhớ là trong ba năm đầu sau khi ra trường, người ta sẽ bắt con chỉ được rửa chén bát thôi.”
“Lâu lâu phải rửa chén một lần ở nhà đã đủ sợ rồi nên con tôi quyết định... “bỏ nghề,” ông Thamas cười đắc chí.



Ba chị vô tình gây áp lực cho em kế. (Hình: Thomas Trịnh cung cấp)


Trả lời câu hỏi có phải các con học giỏi là nhờ ba nấu thức ăn ngon, “Kỷ luật. Ba luôn đặt kỷ luật lên hàng đầu,” cô gái út Victoria Tường Vy khẳng định.
Cô lớn nhất, Ngọc Trinh, kể rõ, “Ba dùng sự thất vọng làm công cụ của kỷ luật. Tụi con được dạy dỗ kỹ lưỡng nên ai cũng biết cái gì làm ba vui, cái gì làm ba thất vọng.”
Ông Thomas tự hào, “Tôi rất hãnh diện mà nói rằng có sáu đứa con mà chưa bao giờ tôi phải nặng tay với cháu nào cả. Hình phạt nặng nhất của tôi là cho khoanh tay quay mặt vô tường năm phút.”
Ông thừa nhận việc nuôi dạy các con chẳng phải là điều dễ dàng, “Mấy cháu đầu của tôi tương đối biết nghe lời, chỉ có cô út, Tường Vy, là khó bảo nhất.”
Ngọc Trinh đồng ý, “Tường Vy thích chơi thể thao lắm, cả bóng rổ và bóng chuyền. Ba con có dự những lần Tường Vy tranh giải nhưng luôn nhắc nhở em không được xao lãng việc học.”
Ông Thomas hồi tưởng, “Tôi vất vả nhất với Tường Vy, vì cháu có rất đông bạn bè. Nhiều lần tôi phải lén đi theo (Tường Vy) xem cháu đi đâu, làm gì và tôi đã phải làm dữ, dọa không cho cháu học trường tư nữa. Sợ quá cháu mới chịu học.”
Ông cười, “Cháu nào muốn có bạn trai thì người bạn đó phải đến gặp tôi và phải có giấy chứng nhận của cảnh sát là hoàn toàn trong sạch và phải có kế hoạch làm gì trong tương lai, trong một năm, trong bốn năm và mười năm.”
“Điều kiện quá rõ ràng như vậy mà chưa anh nào dám bén mảng nhà tôi cả.” Ông Thomas cười vang.





Victoria bảo vệ truyền thống. (Hình: Thomas Trịnh cung cấp)


Nhờ luôn gần gũi và coi các con là bạn nên các cô gái này cũng đã chia sẻ gánh nặng với cha mình.
Ngọc Trinh kể, “Tụi con học trường tư nên ba phải trả nhiều tiền. Vì vậy tụi con mỗi tuần bỏ ra một ngày trong tuần để làm việc trong trường và tiết kiệm cho ba.” Từ nhỏ, các con gái của ông Thomas đều học trường tư. Các em học tiểu học tư thục Holy Cross, cũng ở địa phương.
Bà Barbara nói, “Một ngày một tuần suốt niên học nên cô nào cũng tiết kiệm cho ông Thomas phân nửa học phí.”
Đã thế, các cô cũng dành thời gian thường xuyên làm công tác thiện nguyện như phân phối thực phẩm cho người nghèo.
Bà Barbara kể với ít nhiều tự hào lây, “Các cô họ Trịnh này đã giỏi về học vấn mà lại còn tích cực tham gia công tác xã hội cũng như nghệ thuật, kịch nghệ ở trường nữa.”
Cả bốn cô thủ khoa của ông Thomas đều đang thực hành ý nguyện muốn giúp đỡ người khác.
Ý chí và nhân cách của các cô con gái được bạn học xác định. “Họ (các chị em) lương thiện và trung thực một cách tự nhiên, không cố gắng gì cả. Họ bình dị nhưng ý chí rất mạnh.” Lời em Michael Dong, người bạn chung của các chị em.
Ali Wrede, bạn học của Michelle, nói về bạn mình, “Michelle rất chăm chỉ. Tính cách thân thiện, thoải mái khiến Michelle trở thành người bạn học gần gũi.”
Ngắn gọn và mang tính kết luận, Phi Nguyễn, bạn chung của các chị em, nói về bạn mình, “Muốn điều gì thì phải tận tâm để đạt được điều đó. Họ đã làm như vậy. Đơn giản vậy thôi.”




Truyền thống gia đình họ Trịnh. (Hình: Thomas Trịnh cung cấp)

Hiện giờ, người chị cả, Michelle Bích Ngọc Trịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Portland và đang làm việc tại một dưỡng đường tại thành phố Gresham, Oregon.

Cô thứ nhì, Christine Thùy Dương Trịnh, 22 tuổi, đang học ngành y tá tại đại học Georgetown, Washington, DC.
Cô thứ ba, Jessica Thanh Thanh, 20 tuổi, đang là sinh viên ngành dược tại đại học Pacific, Pacific Forest Grove, Oregon.
Và cô út, Victoria Tường Vy Trịnh, 18 tuổi, sinh viên y khoa tại Boston College, Massachusetts.
Hai bé Tiffany và Andy (con trai của Thomas và người vợ kế) cũng nói “muốn theo chân các chị.”
Vẫn cư ngụ tại Beaverton, Oregon, ông Thomas Trịnh hiện là quản lý phòng thí nghiệm cho công ty Intel và vẫn tiếp tục nuôi hai con nhỏ với sự giúp đỡ của người vợ kế là Võ Thục Nhi.
Ông nhìn nhận sự đóng góp của vợ mình, “Nhà tôi từ Việt Nam sang đây lúc cháu lớn Bích Ngọc đã 14 tuổi nhưng cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc săn sóc cho các cháu. Bên cạnh người đàn ông thành công phải có một người đàn bà giỏi giắn.”
Về phần mình, các cô không thể nào quên được những gì cha mình đã làm cho mình.
Thùy Dương, người được các chị em bình chọn là con gái cưng của ba, thổ lộ, “Ba con nhọc nhằn cả đời cho tụi con mà chưa bao giờ than vãn. Được đậu thủ khoa không thể sánh với ân huệ được làm con của ba. Sung sướng lớn nhất của con là được thấy ba con hãnh diện với cả thế giới vì các con mình.”
Cô nhấn mạnh: “Quá khứ của con, tương lai của con, tất cả là do ba con.”

Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
















































Saturday, June 27, 2015

Phát hiện xác thai nhi trong đống rác - Đạo Đức Công Dân(?)

Đạo Đức Xã Hội Chủ Nghĩa Cách Mệnh SUY ĐỒI TRẦM TRỌNG :(  Thanh niên nam nữ NÊN XEM XÉT LẠI CÁCH SỐNG hiện nay trong xã hội bẩn thỉu của VN hiện tại.

Đau lòng phát hiện xác thai nhi trong đống rác

- Xác thai nhi vừa mới sinh được phát hiện tại đống rác ở quận 12, TP HCM khiến nhiều người bàng hoàng.

- Xác thai nhi vừa mới sinh được phát hiện tại đống rác ở quận 12, TP HCM khiến nhiều người bàng hoàng.
Khoảng 7 giờ 30 phút, sáng 27/6, tại khu phố 4, phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM, khi một công nhân vệ sinh đi thu gom rác thì phát hiện một xác thai nhi còn nguyên dây rốn, nhau thai, được bọc vào túi nilon màu xanh, đã bốc mùi.
Người này ngay lập tức trình báo vụ việc lên Công an phường An Phú Đông.
 Theo nhận định của nhiều người, thai nhi này được vứt từ chiều 26/6. Hiện xác đã có dấu hiệu thối rữa.

Hiện công an phường Phú Đông đang xác minh và tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.

BÁCH NHẬT

http://newsvina.com/dau-long-phat-hien-xac-thai-nhi-trong-dong-rac_newsdetail-3-20150627101628000000.html


Sunday, June 14, 2015

iBook - KINH DỊ - Anh Ngữ Tân Thời của Việt Nam.

Sách Anh Ngữ  Tân Thời của Bắc Việt Cộng sản in. Mời tham khảo.

Lưu ý: CHỈ CHIA SẺ ĐỂ THAM KHẢO.
KHÔNG NÊN học theo các phiên âm này vì nếu là hoc viên mới mà học theo cách phiên âm sai sẽ rất khó chỉnh sửa sau n
ày. 












SỰ THẬT CHUA CHÁT THAY CHO CÁI GỌI LÀ "GIẢI PHÓNG!" - Phần 1


Lời dẫn: Những sự thật phủ phàng sau bức màn dối trá gian xảo cần đưọc đưa ra ánh sáng để cho các thế hễ sau học hỏi. phân tách, giữa cá`i đúng cái sai, giữa tuyên truyền và thực tế. 


Pierre Darcourt

Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 9, anh Phạm, một người bạn của tôi, cuối cùng được một chỗ trên chuyến bay về Pháp. Khi vừa đến Ba Lê, anh điện thoại cho tôi ngay tại phi trường Roissy:

- " Tôi phải đi gặp anh liền, để cho anh biết, để cho anh nói với tờ báo của anh những gì đã xảy ra ở Sài Gòn . Trầm trọng lắm !"
Anh bạn tôi có vẻ bị quá căng thẳng , bị kích thích quá độ như một người vừa bị một cú sốc nặng, muốn phản đối và kêu cứu vậy . Đó không phải là thói quen của anh.
Anh Phạm là một người Việt Nam , người Miền Tây, đặc biệt rất cứng cỏi và rất bình tĩnh. Anh là một sĩ quan thiết giáp, tỵ nạn chánh trị ở Pháp từ năm 1955, sau đó anh đã tiếp tục học và đã giật được bằng kỹ sư điện toán và cử nhân hóa học một cách vẻ vang.. Anh ta có một chỗ đứng vững chắc trong một công ty viễn thông lớn từ hai mươi năm nay. Vào dân Pháp năm 1958, anh chưa về Việt Nam lần nào từ hai mươi năm nay. Hôm 2 tháng 4 vừa rồi anh trở về Sài Gòn để thăm gia đình anh, và bị kẹt lại đó trong 4 tháng. Tôi phải gấp rút đi gặp anh bạn tôi mới được.

Tôi gặp lại bạn tôi, lúc nầy người trông quá gầy, vẻ mặt mệt mỏi, với cặp mắt lo lắng bồn chồn. Anh nắm tay tôi trong hai bàn tay của anh thật chặt và nói với tôi một hơi
-" Anh Pierre ơi, ở Sài Gòn chỉ còn có một sự đói rách khốn khổ, một nỗi thất vọng, một sự chống đối và một cái chết mà thôi. Con người đáng ghét nhất đáng khinh nhất ở Miền Nam ngày nay không phải là ông Thiệu, cũng không phải tướng Trần Văn Trà, mà là tướng Dương văn Minh. Chẳng những ông ta đã bán đứng Miền Nam mà ông ta đã cúi đầu quy lụy trước những người cộng sản Bắc Việt .
- "Hãy bình tĩnh đi ông bạn ơi, Anh hãy cố gắng sắp xếp những ý của anh cho có thứ tự một chút đi...

Anh Phạm nhìn tôi như một người mộng du, đang tập trung vào một thế giới nào đó mà chỉ có riêng một mình anh biết thôi, rồi mới nói:
- "Anh không thể nào hiểu được cái gì đã xảy ra bên đó đâu. Anh không thể nào tưởng tượng nổi là tất cả đều đã thay đổi hết. Và cả một sự thù hận !....
Anh ta ngưng một lúc, lấy tay dụi cặp mắt như một người ngủ vừa mới thức dậy, một người vừa mới qua một giấc mơ hãi hùng, rút từ trong túi ra một cuốn sổ tay màu đen, lật qua lật lại vài tờ rồi nói:

- " Tôi giữ được cuốn sổ tay nầy qua cuộc khám xét. Tôi có ghi lại rất đầy đủ, tất cả những gì tôi đã thấy, đã nghe và đã hiểu được .Trong suốt hai mươi năm qua, tôi gác bỏ chánh trị ra ngoài tai. Đến tháng 3 năm nay, khi tôi nằm rất thoải mái ở ghế phô tơi để xem truyền hình ở Ba Lê, cũng như tất cả những người Pháp khác, tôi tưởng người Việt Nam chạy trốn chiến tranh hoặc là họ đã bị sự tuyên truyền chống cộng đầu độc. Anh biết không, thật sự tôi đã lầm ! Bây giờ tôi mới hiểu là tại sao người Việt Nam đã chạy trốn đầy đường. Không phải họ chỉ chạy trốn đạn pháo và các đơn vị cộng sản Bắc Việt . Mà họ thật sự chạy trốn bộ máy ở phía đằng sau bộ đội cộng sản đó anh Pierre ! Các loa phóng thanh, các sự tố giác và lên án, mọi sự chuyển đổi bắt buộc của đời sống, những trại tập trung cải tạo, những tòa án nhân dân, và những "cán bộ" vừa cuồng tín vừa cuồng nhiệt không mệt mỏi, mặt lạnh như tiền, ngoan cố và khắt khe còn hơn các thầy tu của Tòa án Dị giáo. Những tên cán bộ nầy khi họ nắm được anh rồi, họ không bao giờ buông tha anh ra cho đến khi nào anh phải tưởng tượng tìm ra được những trọng tội của mình để mà tự thú tội mới xong . có nghĩa là cho tới khi nào anh phải tự nhận là anh có phạm tội dù đó là một tội trạng do anh tưởng tượng ra, nghĩa là cho tới khi nào anh chối bỏ tất cả, chối bỏ tín ngưỡng của anh, chối bỏ bạn bè của anh, gia đình của anh, cho tới khi nào anh hội nhập vào giáo hội của họ, vào lý thuyết của họ, vào lối sống của họ... dĩ nhiên là đi ngược lại hết với đời sống cũ...

Anh Phạm ngừng một vài giây rồi lại tiếp tục:
- " Tôi đã nhìn thấy bộ máy đó điều hành rồi, nó núp kỹ ở đàng sau các "bộ đội" ngây ngô từ Miền Bắc đi vào Miền Nam . Nó rất là khủng khiếp. Tôi sẽ cố gắng giải thích cho anh, cố gắng kể cho anh nghe những gì tôi đã thấy.

Tất cả binh sĩ vào chiếm Sài Gòn đều cầm là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.mà họ gọi là "lá cờ của C PLT CHMN". Dân chúng Miền Nam đều nghĩ rằng: "giữa người Miền Nam với nhau, cuối cùng rồi người ta cũng có thể thỏa thuận được với nhau, để có được một giải pháp". Nhưng làm gì có người Miền Nam ? Chỉ có toàn là "bộ đội" người Bắc ., những chú "nhà quê" chỉ thích mua những chiếc đồng hồ có chỉ ngày tháng mà từ ngày cha sanh mẹ đẻ họ mới được thấy lần đầu tiên và họ gọi là "đồng hồ có cửa sổ", và họ thích chụp ảnh với các anh phó nhòm chuyên chụp dạo ở ngoài đường phố. Người dân Sài Gòn bắt đầu gọi họ là "những con ếch" vì họ mặc quân phục màu xanh lá cây và thường "đi hai hàng". Cũng không có gì quá đáng lắm đâu. Chỉ châm biếm chơi thôi. Và các sĩ quan thì vào ở khách sạn. Họ chưa từng được thấy thang máy bao giờ. Một ngày nọ, ở khách sạn Palace, tôi được chứng kiến một cảnh đặc biệt lạ lùng. Một bà cụ già dùng thang máy đi lên lầu ba. Một cô gái còn trẻ cũng dùng chiếc thang máy đó để đi trở xuống, khi cửa mở cô gái bước ra và đi về phía trước. Một anh sĩ quan người Bắc đang đứng ở tầng trệt, bước lui lại mấy bước và kinh ngạc la lên: "Đây là máy móc gì đây ? kỳ lạ vậy ? Một bà cụ vừa bước vào đây đi lên, bà ta rất già, nhưng lúc trở xuống thì bà ta trẻ lại gần 50 năm !"
Nghe tôi nói như vậy chắc có người cho là tôi kể chuyện lịch sử của thành phố Marseille hồi xa xưa phải không anh? Nhưng không, đây là một chuyện thực, một chuyện sống ! Còn nhiều chi tiết nữa lắm. Anh có muốn tôi kể thêm cho anh nghe không? Họ cũng không bao giờ thấy biết những phòng tắm nữa. Họ lấy nước trong những cầu tiểu của mấy bà để rửa mặt. Có một buổi chiều các thương gia và mấy ông "Bang" Tàu vừa "hiến" cho quân đội giải phóng một bệnh viện tư lớn nhất ở Chợ Lớn và đã mở tiệc khoản đãi các sĩ quan cao cấp của họ. Tối đến, người Tàu cho gọi mấy nhiếp ảnh viên tới để chụp ảnh . Họ chụp ảnh bằng đèn . Khi ánh đèn chớp của máy ảnh vừa lóe lên, các sĩ quan đều đứng bật ngay dậy và cùng rút súng lục ra. Họ tưởng đó là một cuộc mưu sát. Tất cả những giai thoại nầy cả Sài Gòn ai cũng biết hết cả. Người dân ở thành phố cười riễu. ! Họ không thể nào hiểu được là những người mà họ đang khi dễ nầy chỉ biết có những làng mạc nghèo khổ, những trại huấn luyện, núi rừng và chiến tranh. Một thế giới mà không hề có một chiếc tủ lạnh, hoặc một máy ghi âm, cũng không có khách sạn, không có đèn chớp để thu hình ban đêm. Khi người ta cười là người ta tưởng là mình che dấu cái lo sợ của mình.

Nhưng dân chúng Sài Gòn đã nhanh chóng hiểu rằng "họ cười là sai" . Đã có những chuyện rắc rối xảy ra.. Các chú "bộ đội" đã bắt gặp kẻ trộm đang chuyển xăng trong nón sắt của họ, và kẻ trộm đã bị bắt buộc phải uống hết những gì họ chứa trong nón sắt của họ. Họ đã bắt được những anh móc túi, và họ đã dùng súng lục bắn vào hai bàn tay của những người nầy trước khi thả cho họ đi. Sau đó họ cũng sẽ cho thấy là họ cũng xử binh sĩ của họ y như vậy.
Một anh tài xế xe Molotova đã cán chết một em bé ở Gia Định. Bà mẹ la lên, đám đông tựu lại đòi phải được sửa chữa. Anh trưởng xa đề nghị bồi thường ba bao gạo. người mẹ từ chối hẳn và nói lớn :"Anh ta giết chết con tôi, tôi muốn anh ta đền mạng". Nghe vậy, người trưởng xa lập tức lấy cây súng của một "bộ đội" gần đó và cho ngay một phát đạn vào đầu anh tài xế. Và về sau đó đã có những cuộc xử tại chỗ các phạm nhân bị trói tay và được cột vào hai miếng gỗ, ngay trên đường phố, như vậy gọi là để làm gương . Kể từ đó dân chúng Sài Gòn mới thấy sợ và họ bắt đầu nói là "Họ còn độc ác hơn bọn Nhật nhiều !"...


Sưu tầm từ FB Trịnh Việt Anh




.
.

NỮ SINH LÊ VĂN DUYỆT TRƯỚC 1975


Sưu tầm online Facebook Manh Kim

Không bao giờ túm tóc đánh nhau, không bao giờ chửi thề, không bao giờ cột áo dài vạt trước lẫn sau, không bao giờ mặc áo dài ngồi xe hai bên, không bao giờ liều lĩnh hôn bạn trai, không bao giờ ngủ đêm nhà bạn kể cả bạn gái… 

Bao giờ cũng nhẹ nhàng, lễ phép, ngoan ngoãn, đi thưa về trình, kín đáo trong ăn mặc lẫn trong tình cảm. Đó là hình ảnh nữ sinh miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. 

Văn hóa giáo dục thế nào thì sản phẩm văn hóa, kể cả “sản phẩm con người”, đều phản ánh tương ứng. Chế độ nào thì xã hội đó, xã hội nào thì văn hóa đó, văn hóa nào thì con người đó. 

Xã hội lôi thôi làm sao có thể sinh ra con người tử tế! Nhân phẩm đạo đức không thể là thứ được đúc hàng loạt từ các lò bát quái chính trị.