Sunday, June 14, 2015

SỰ THẬT CHUA CHÁT THAY CHO CÁI GỌI LÀ "GIẢI PHÓNG!" - Phần 1


Lời dẫn: Những sự thật phủ phàng sau bức màn dối trá gian xảo cần đưọc đưa ra ánh sáng để cho các thế hễ sau học hỏi. phân tách, giữa cá`i đúng cái sai, giữa tuyên truyền và thực tế. 


Pierre Darcourt

Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 9, anh Phạm, một người bạn của tôi, cuối cùng được một chỗ trên chuyến bay về Pháp. Khi vừa đến Ba Lê, anh điện thoại cho tôi ngay tại phi trường Roissy:

- " Tôi phải đi gặp anh liền, để cho anh biết, để cho anh nói với tờ báo của anh những gì đã xảy ra ở Sài Gòn . Trầm trọng lắm !"
Anh bạn tôi có vẻ bị quá căng thẳng , bị kích thích quá độ như một người vừa bị một cú sốc nặng, muốn phản đối và kêu cứu vậy . Đó không phải là thói quen của anh.
Anh Phạm là một người Việt Nam , người Miền Tây, đặc biệt rất cứng cỏi và rất bình tĩnh. Anh là một sĩ quan thiết giáp, tỵ nạn chánh trị ở Pháp từ năm 1955, sau đó anh đã tiếp tục học và đã giật được bằng kỹ sư điện toán và cử nhân hóa học một cách vẻ vang.. Anh ta có một chỗ đứng vững chắc trong một công ty viễn thông lớn từ hai mươi năm nay. Vào dân Pháp năm 1958, anh chưa về Việt Nam lần nào từ hai mươi năm nay. Hôm 2 tháng 4 vừa rồi anh trở về Sài Gòn để thăm gia đình anh, và bị kẹt lại đó trong 4 tháng. Tôi phải gấp rút đi gặp anh bạn tôi mới được.

Tôi gặp lại bạn tôi, lúc nầy người trông quá gầy, vẻ mặt mệt mỏi, với cặp mắt lo lắng bồn chồn. Anh nắm tay tôi trong hai bàn tay của anh thật chặt và nói với tôi một hơi
-" Anh Pierre ơi, ở Sài Gòn chỉ còn có một sự đói rách khốn khổ, một nỗi thất vọng, một sự chống đối và một cái chết mà thôi. Con người đáng ghét nhất đáng khinh nhất ở Miền Nam ngày nay không phải là ông Thiệu, cũng không phải tướng Trần Văn Trà, mà là tướng Dương văn Minh. Chẳng những ông ta đã bán đứng Miền Nam mà ông ta đã cúi đầu quy lụy trước những người cộng sản Bắc Việt .
- "Hãy bình tĩnh đi ông bạn ơi, Anh hãy cố gắng sắp xếp những ý của anh cho có thứ tự một chút đi...

Anh Phạm nhìn tôi như một người mộng du, đang tập trung vào một thế giới nào đó mà chỉ có riêng một mình anh biết thôi, rồi mới nói:
- "Anh không thể nào hiểu được cái gì đã xảy ra bên đó đâu. Anh không thể nào tưởng tượng nổi là tất cả đều đã thay đổi hết. Và cả một sự thù hận !....
Anh ta ngưng một lúc, lấy tay dụi cặp mắt như một người ngủ vừa mới thức dậy, một người vừa mới qua một giấc mơ hãi hùng, rút từ trong túi ra một cuốn sổ tay màu đen, lật qua lật lại vài tờ rồi nói:

- " Tôi giữ được cuốn sổ tay nầy qua cuộc khám xét. Tôi có ghi lại rất đầy đủ, tất cả những gì tôi đã thấy, đã nghe và đã hiểu được .Trong suốt hai mươi năm qua, tôi gác bỏ chánh trị ra ngoài tai. Đến tháng 3 năm nay, khi tôi nằm rất thoải mái ở ghế phô tơi để xem truyền hình ở Ba Lê, cũng như tất cả những người Pháp khác, tôi tưởng người Việt Nam chạy trốn chiến tranh hoặc là họ đã bị sự tuyên truyền chống cộng đầu độc. Anh biết không, thật sự tôi đã lầm ! Bây giờ tôi mới hiểu là tại sao người Việt Nam đã chạy trốn đầy đường. Không phải họ chỉ chạy trốn đạn pháo và các đơn vị cộng sản Bắc Việt . Mà họ thật sự chạy trốn bộ máy ở phía đằng sau bộ đội cộng sản đó anh Pierre ! Các loa phóng thanh, các sự tố giác và lên án, mọi sự chuyển đổi bắt buộc của đời sống, những trại tập trung cải tạo, những tòa án nhân dân, và những "cán bộ" vừa cuồng tín vừa cuồng nhiệt không mệt mỏi, mặt lạnh như tiền, ngoan cố và khắt khe còn hơn các thầy tu của Tòa án Dị giáo. Những tên cán bộ nầy khi họ nắm được anh rồi, họ không bao giờ buông tha anh ra cho đến khi nào anh phải tưởng tượng tìm ra được những trọng tội của mình để mà tự thú tội mới xong . có nghĩa là cho tới khi nào anh phải tự nhận là anh có phạm tội dù đó là một tội trạng do anh tưởng tượng ra, nghĩa là cho tới khi nào anh chối bỏ tất cả, chối bỏ tín ngưỡng của anh, chối bỏ bạn bè của anh, gia đình của anh, cho tới khi nào anh hội nhập vào giáo hội của họ, vào lý thuyết của họ, vào lối sống của họ... dĩ nhiên là đi ngược lại hết với đời sống cũ...

Anh Phạm ngừng một vài giây rồi lại tiếp tục:
- " Tôi đã nhìn thấy bộ máy đó điều hành rồi, nó núp kỹ ở đàng sau các "bộ đội" ngây ngô từ Miền Bắc đi vào Miền Nam . Nó rất là khủng khiếp. Tôi sẽ cố gắng giải thích cho anh, cố gắng kể cho anh nghe những gì tôi đã thấy.

Tất cả binh sĩ vào chiếm Sài Gòn đều cầm là cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.mà họ gọi là "lá cờ của C PLT CHMN". Dân chúng Miền Nam đều nghĩ rằng: "giữa người Miền Nam với nhau, cuối cùng rồi người ta cũng có thể thỏa thuận được với nhau, để có được một giải pháp". Nhưng làm gì có người Miền Nam ? Chỉ có toàn là "bộ đội" người Bắc ., những chú "nhà quê" chỉ thích mua những chiếc đồng hồ có chỉ ngày tháng mà từ ngày cha sanh mẹ đẻ họ mới được thấy lần đầu tiên và họ gọi là "đồng hồ có cửa sổ", và họ thích chụp ảnh với các anh phó nhòm chuyên chụp dạo ở ngoài đường phố. Người dân Sài Gòn bắt đầu gọi họ là "những con ếch" vì họ mặc quân phục màu xanh lá cây và thường "đi hai hàng". Cũng không có gì quá đáng lắm đâu. Chỉ châm biếm chơi thôi. Và các sĩ quan thì vào ở khách sạn. Họ chưa từng được thấy thang máy bao giờ. Một ngày nọ, ở khách sạn Palace, tôi được chứng kiến một cảnh đặc biệt lạ lùng. Một bà cụ già dùng thang máy đi lên lầu ba. Một cô gái còn trẻ cũng dùng chiếc thang máy đó để đi trở xuống, khi cửa mở cô gái bước ra và đi về phía trước. Một anh sĩ quan người Bắc đang đứng ở tầng trệt, bước lui lại mấy bước và kinh ngạc la lên: "Đây là máy móc gì đây ? kỳ lạ vậy ? Một bà cụ vừa bước vào đây đi lên, bà ta rất già, nhưng lúc trở xuống thì bà ta trẻ lại gần 50 năm !"
Nghe tôi nói như vậy chắc có người cho là tôi kể chuyện lịch sử của thành phố Marseille hồi xa xưa phải không anh? Nhưng không, đây là một chuyện thực, một chuyện sống ! Còn nhiều chi tiết nữa lắm. Anh có muốn tôi kể thêm cho anh nghe không? Họ cũng không bao giờ thấy biết những phòng tắm nữa. Họ lấy nước trong những cầu tiểu của mấy bà để rửa mặt. Có một buổi chiều các thương gia và mấy ông "Bang" Tàu vừa "hiến" cho quân đội giải phóng một bệnh viện tư lớn nhất ở Chợ Lớn và đã mở tiệc khoản đãi các sĩ quan cao cấp của họ. Tối đến, người Tàu cho gọi mấy nhiếp ảnh viên tới để chụp ảnh . Họ chụp ảnh bằng đèn . Khi ánh đèn chớp của máy ảnh vừa lóe lên, các sĩ quan đều đứng bật ngay dậy và cùng rút súng lục ra. Họ tưởng đó là một cuộc mưu sát. Tất cả những giai thoại nầy cả Sài Gòn ai cũng biết hết cả. Người dân ở thành phố cười riễu. ! Họ không thể nào hiểu được là những người mà họ đang khi dễ nầy chỉ biết có những làng mạc nghèo khổ, những trại huấn luyện, núi rừng và chiến tranh. Một thế giới mà không hề có một chiếc tủ lạnh, hoặc một máy ghi âm, cũng không có khách sạn, không có đèn chớp để thu hình ban đêm. Khi người ta cười là người ta tưởng là mình che dấu cái lo sợ của mình.

Nhưng dân chúng Sài Gòn đã nhanh chóng hiểu rằng "họ cười là sai" . Đã có những chuyện rắc rối xảy ra.. Các chú "bộ đội" đã bắt gặp kẻ trộm đang chuyển xăng trong nón sắt của họ, và kẻ trộm đã bị bắt buộc phải uống hết những gì họ chứa trong nón sắt của họ. Họ đã bắt được những anh móc túi, và họ đã dùng súng lục bắn vào hai bàn tay của những người nầy trước khi thả cho họ đi. Sau đó họ cũng sẽ cho thấy là họ cũng xử binh sĩ của họ y như vậy.
Một anh tài xế xe Molotova đã cán chết một em bé ở Gia Định. Bà mẹ la lên, đám đông tựu lại đòi phải được sửa chữa. Anh trưởng xa đề nghị bồi thường ba bao gạo. người mẹ từ chối hẳn và nói lớn :"Anh ta giết chết con tôi, tôi muốn anh ta đền mạng". Nghe vậy, người trưởng xa lập tức lấy cây súng của một "bộ đội" gần đó và cho ngay một phát đạn vào đầu anh tài xế. Và về sau đó đã có những cuộc xử tại chỗ các phạm nhân bị trói tay và được cột vào hai miếng gỗ, ngay trên đường phố, như vậy gọi là để làm gương . Kể từ đó dân chúng Sài Gòn mới thấy sợ và họ bắt đầu nói là "Họ còn độc ác hơn bọn Nhật nhiều !"...


Sưu tầm từ FB Trịnh Việt Anh




.
.