Tài liệu tham khảo Song Ngữ Anh Việt
Ngũ trảo - cây thuốc quý Cần thiết cho mọi gia đình
Pink Sensation vitex Tree
Niềm vui với cây thuốc nam:
Ngũ trão là cây thuốc rất có ich, đặc biệt trong tác dụng giảm đau, bong gân, sưng khớp.
“Dùng ngũ trảo để uống chữa bệnh thì mình hổng rõ lắm, nhưng dùng lá giã giập và thêm ít rượu trắng rồi xào hơi nóng sau đó bó vào chỗ sưng đau, trặc trẹo, hoặc lót dưới lưng nằm để chữa thì rất tốt, nhà mình cũng trồng cây ngũ trảo này để dùng cho việc đó.. cả xóm chỉ mỗi nhà mình có trồng thôi hà, mọi người vẫn đến hái về dùng đấy’’. Chị Nhi tâm sự.
VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA VỚI CÂY THUỐC NAM CỦA NGƯỜI NAM TUYỆT VỜI NÀY !!!!!!!!
Hãy tìm hiểu, xem hình ảnh tại đây:
https://picasaweb.google.com/113183675387740484492/NGUTRAOTHUOCBENNHA
1/Miêu tả cây NGŨ TRẢO :
a/ Đặc điểm hình thái:
• Cây Ngũ trảo có tên khoa học là Vitex negundo L., còn gọi là Ngũ trảo, Mẫu kinh, Hoàng kinh, ngũ trảo phong…, là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3-5m. Thân non tiết diện vuông rồi từ từ tròn, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng; thân già màu xám nâu hay xám đen.
• Cành non hình vuông có lông mịn màu xám.
• Lá mọc đối, 3 - 5 lá chét, hình trái xoan hoặc mũi mác, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc, hơi khía răng ở phần đầu lá.
• Cây gỗ nhỏ mọc đứng, cao 3-4 m. Thân non tiết diện vuông rồi từ từ tròn, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng; thân già màu xám nâu hay xám đen.
• Cụm hoa mọc ở đầu cành, có màu tím nhạt hoặc lam tía, không đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa bên dài 2-4 mm, màu xanh, phủ đầy lông mịn; lá bắc và lá bắc con nhỏ, dạng vảy hình tam giác, màu xanh nâu, nhiều lông mịn màu xám.
• Quả hạch hình cầu, có đài tồn tại bao bọc. Mùa ra quả từ tháng 5 đến tháng 7, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu đen, mang đài tồn tại.
b/ Đặc điểm sinh lý
• Ngũ trảo là cây dễ trồng, có thể trồng trọt bằng cách giâm cành, bằng hạt, ghép cành.
• Chịu bóng trâm , không chịu được vùng đất quá ẩm ướt.
2/ Các lợi ích trong tầm tay :
Theo Đông y, lá, vỏ cây, rễ, hạt Ngũ trảo đều được dùng làm thuốc.
• Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thủng, bán thân bất toại và bại liệt.
• Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút cho bớt nhức đầu.
• Quả, hạt sắc nước cho phụ nữ uống chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới, cho ra mồ hôi, bớt nhức đầu, tim, hen suyễn.
• Rễ dùng sắc uống trị bệnh sốt rét, giã nát lấy nước uống trị ho.Vỏ cây giúp làm ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa, chữa hen suyễn.
Ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa… Sau đây là công dụng của cây Ngũ trảo.
- Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, phong thấp tê bại, gân xương đau nhức, đau thần kinh tọa, phụ nữ đau bụng khi có kinh, hoặc kinh bế đau bụng. Ngày dùng 16 – 40g lá dưới dạng thuốc sắc.
- Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi: Sử dụng lá Ngũ trảo (100g), lá bưởi, lá cam (40g), lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20g. Rửa sạch nấu trong 5 lít nước để xông.
- Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, trị hen suyễn: Vỏ cây Ngũ trảo sắc hoặc ngâm rượu uống mỗi ngày dùng 6 -12g.
- Trị đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giã thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.
• Khi sử dụng Ngũ trảo cần lưu ý: Những người suy nhược, gầy yếu, táo bón không được sử dụng hoặc khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.
Lá, chồi, vỏ thân, hột đều có dược tính: có tính thu liễm, trấn thống, trị kinh phong, thấp khớp, chống bướu.
- Giải biểu, giải nhiệt: dùng trong chứng cảm, sốt để thanh nhiệt, giải độc (dùng lá nấu uống; lá Ngũ trảo, Sả, Bưởi… nấu nồi xông).
- Hóa thấp tiêu đờm, giảm đau, trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu lỏng, đau bụng kinh, đau răng (dùng lá Ngũ trảo sắc uống).
- Khu đờm, trị ho, dùng trong phế quản viêm, suyễn; làm long đờm, dễ khạc, giảm ho và trị viêm (lá Ngũ trảo độc vị hoặc thêm Cam thảo sắc uống).
- Trị thấp khớp: lá Ngũ trảo khô, sao vàng thêm lá Lốt sắc uống. Trị đau nhức khớp xương, sưng bầm, té trặc, đau đầu: lá Ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa ấm 370C bó chỗ sưng đau. Sao lại và bó tiếp ngày 3 lần.
Liều dùng trung bình 40 - 60 g lá tươi hoặc 20 - 30 g khô sắc uống trong ngày.
Dùng ngoài (lá tươi giã nát thoa hoặc nấu nước tắm) trị dị ứng, viêm da, ngứa.
- Chống nọc rắn: thử nghiệm trích tinh cồn của Ngũ trảo trên nọc rắn lục Vipera russellii và rắn hổ Naja kaouthia cho thấy có tác dụng trung hòa nọc của chúng. Như vậy kinh nghiệm dân gian dùng lá Ngũ trảo nhai nuốt nước, bã đắp khi bị rắn cắn là có cơ sở.
- Kháng sinh, kháng nấm, chống lăng quăng: nước sắc/trích tinh bằng cồn của Ngũ trảo được thử nghiệm cho thấy có tính kháng sinh đối với Bacillus subtilis, Escherichia coli, Salmonella typhi, Vibrio mimicus, Staphyllococcus aureus, Proteus vulgaris, Proteus aeruginosa, và 3 loài nấm (Aapergillus niger, Aspergillus flavon, Candida albicans). Nước sắc hoặc rượu Ngũ trảo có tác dụng kháng sinh trên các vi khuẩn trên trị trúng thực, sình bụng, tiêu chảy, huyết trắng, nhiễm trùng da… Để diệt nấm thì nước sắc tốt hơn cồn (gội đầu trị nấm tóc, nước sắc để rửa âm đạo trị Candida albicans). Tinh dầu hoặc nước sắc lá Ngũ trảo có thể diệt lăng quang, chống muỗi.
- Chống oxy hóa: trích tinh bằng cồn ethyl lá Ngũ trảo cho thấy có tác dụng chống oxy hóa, kể cả giảm sự oxy hóa chất béo. 12 g trà Ngũ trảo hàng ngày giúp trường thọ.
- Chống co giật: nghiên cứu cho thấy Ngũ trảo có tác dụng chống co giật, nó làm giảm pentylenetetarazole là chất gây ra cơn co giật.
- Bảo vệ gan và dạ dày: Ngũ trảo có tác dụng bảo vệ màng nhầy ruột và gan (trị viêm gan, đau dạ dày). Nhưng tránh dùng liều cao vì gây độc tế bào.
- Tác dụng giải lo: ở liều 6 g lá Ngũ trảo khô có tác dụng an thần, chống stress và làm dễ ngủ.
- Tác dụng chống nghiện: hột Ngũ trảo phơi khô, tán mịn ngâm rượu có tác dụng chống cơn nghiện ma túy, rượu, thuốc lá do tính kháng viêm giảm đau và an thần của nó.
- Tính kháng vi tơ trùng: trích tinh rễ Ngũ trảo có tính làm bất động vi tơ trùng Brugia malayi (gây bệnh phù chân voi).
Cách chế xi rô: Ngũ trảo: 4 muỗng canh vun bột lá Ngũ trảo cho vào 4 ly nước (1 lít). Đun sôi 50 phút. Lọc lấy nước cốt và thêm 1 ly mật ong. Đun nhỏ lửa trong nồi sứ cho đến khi có độ sệt dạng xi rô. Để nguội, cho vào chai màu nâu, nút kín để dành. Trị ho trẻ con: mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, ngày 3 lần.
Ngũ trão là cây thuốc rất có ich, đặc biệt trong tác dụng giảm đau, bong gân, sưng khớp.
“Dùng ngũ trảo để uống chữa bệnh thì mình hổng rõ lắm, nhưng dùng lá giã giập và thêm ít rượu trắng rồi xào hơi nóng sau đó bó vào chỗ sưng đau, trặc trẹo, hoặc lót dưới lưng nằm để chữa thì rất tốt, nhà mình cũng trồng cây ngũ trảo này để dùng cho việc đó.. cả xóm chỉ mỗi nhà mình có trồng thôi hà, mọi người vẫn đến hái về dùng đấy’’. Chị Nhi tâm sự.
VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA VỚI CÂY THUỐC NAM CỦA NGƯỜI NAM TUYỆT VỜI NÀY !!!!!!!!
Hãy tìm hiểu, xem hình ảnh tại đây:
https://picasaweb.google.com/113183675387740484492/NGUTRAOTHUOCBENNHA
1/Miêu tả cây NGŨ TRẢO :
a/ Đặc điểm hình thái:
• Cây Ngũ trảo có tên khoa học là Vitex negundo L., còn gọi là Ngũ trảo, Mẫu kinh, Hoàng kinh, ngũ trảo phong…, là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3-5m. Thân non tiết diện vuông rồi từ từ tròn, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng; thân già màu xám nâu hay xám đen.
• Cành non hình vuông có lông mịn màu xám.
• Lá mọc đối, 3 - 5 lá chét, hình trái xoan hoặc mũi mác, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc, hơi khía răng ở phần đầu lá.
• Cây gỗ nhỏ mọc đứng, cao 3-4 m. Thân non tiết diện vuông rồi từ từ tròn, màu xanh, nhiều lông mịn màu trắng; thân già màu xám nâu hay xám đen.
• Cụm hoa mọc ở đầu cành, có màu tím nhạt hoặc lam tía, không đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa bên dài 2-4 mm, màu xanh, phủ đầy lông mịn; lá bắc và lá bắc con nhỏ, dạng vảy hình tam giác, màu xanh nâu, nhiều lông mịn màu xám.
• Quả hạch hình cầu, có đài tồn tại bao bọc. Mùa ra quả từ tháng 5 đến tháng 7, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu đen, mang đài tồn tại.
b/ Đặc điểm sinh lý
• Ngũ trảo là cây dễ trồng, có thể trồng trọt bằng cách giâm cành, bằng hạt, ghép cành.
• Chịu bóng trâm , không chịu được vùng đất quá ẩm ướt.
2/ Các lợi ích trong tầm tay :
Theo Đông y, lá, vỏ cây, rễ, hạt Ngũ trảo đều được dùng làm thuốc.
• Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thủng, bán thân bất toại và bại liệt.
• Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút cho bớt nhức đầu.
• Quả, hạt sắc nước cho phụ nữ uống chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới, cho ra mồ hôi, bớt nhức đầu, tim, hen suyễn.
• Rễ dùng sắc uống trị bệnh sốt rét, giã nát lấy nước uống trị ho.Vỏ cây giúp làm ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa, chữa hen suyễn.
Ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa… Sau đây là công dụng của cây Ngũ trảo.
- Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, phong thấp tê bại, gân xương đau nhức, đau thần kinh tọa, phụ nữ đau bụng khi có kinh, hoặc kinh bế đau bụng. Ngày dùng 16 – 40g lá dưới dạng thuốc sắc.
- Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi: Sử dụng lá Ngũ trảo (100g), lá bưởi, lá cam (40g), lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20g. Rửa sạch nấu trong 5 lít nước để xông.
- Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, trị hen suyễn: Vỏ cây Ngũ trảo sắc hoặc ngâm rượu uống mỗi ngày dùng 6 -12g.
- Trị đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giã thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.
• Khi sử dụng Ngũ trảo cần lưu ý: Những người suy nhược, gầy yếu, táo bón không được sử dụng hoặc khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.
Lá, chồi, vỏ thân, hột đều có dược tính: có tính thu liễm, trấn thống, trị kinh phong, thấp khớp, chống bướu.
- Giải biểu, giải nhiệt: dùng trong chứng cảm, sốt để thanh nhiệt, giải độc (dùng lá nấu uống; lá Ngũ trảo, Sả, Bưởi… nấu nồi xông).
- Hóa thấp tiêu đờm, giảm đau, trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu lỏng, đau bụng kinh, đau răng (dùng lá Ngũ trảo sắc uống).
- Khu đờm, trị ho, dùng trong phế quản viêm, suyễn; làm long đờm, dễ khạc, giảm ho và trị viêm (lá Ngũ trảo độc vị hoặc thêm Cam thảo sắc uống).
- Trị thấp khớp: lá Ngũ trảo khô, sao vàng thêm lá Lốt sắc uống. Trị đau nhức khớp xương, sưng bầm, té trặc, đau đầu: lá Ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa ấm 370C bó chỗ sưng đau. Sao lại và bó tiếp ngày 3 lần.
Liều dùng trung bình 40 - 60 g lá tươi hoặc 20 - 30 g khô sắc uống trong ngày.
Dùng ngoài (lá tươi giã nát thoa hoặc nấu nước tắm) trị dị ứng, viêm da, ngứa.
- Chống nọc rắn: thử nghiệm trích tinh cồn của Ngũ trảo trên nọc rắn lục Vipera russellii và rắn hổ Naja kaouthia cho thấy có tác dụng trung hòa nọc của chúng. Như vậy kinh nghiệm dân gian dùng lá Ngũ trảo nhai nuốt nước, bã đắp khi bị rắn cắn là có cơ sở.
- Kháng sinh, kháng nấm, chống lăng quăng: nước sắc/trích tinh bằng cồn của Ngũ trảo được thử nghiệm cho thấy có tính kháng sinh đối với Bacillus subtilis, Escherichia coli, Salmonella typhi, Vibrio mimicus, Staphyllococcus aureus, Proteus vulgaris, Proteus aeruginosa, và 3 loài nấm (Aapergillus niger, Aspergillus flavon, Candida albicans). Nước sắc hoặc rượu Ngũ trảo có tác dụng kháng sinh trên các vi khuẩn trên trị trúng thực, sình bụng, tiêu chảy, huyết trắng, nhiễm trùng da… Để diệt nấm thì nước sắc tốt hơn cồn (gội đầu trị nấm tóc, nước sắc để rửa âm đạo trị Candida albicans). Tinh dầu hoặc nước sắc lá Ngũ trảo có thể diệt lăng quang, chống muỗi.
- Chống oxy hóa: trích tinh bằng cồn ethyl lá Ngũ trảo cho thấy có tác dụng chống oxy hóa, kể cả giảm sự oxy hóa chất béo. 12 g trà Ngũ trảo hàng ngày giúp trường thọ.
- Chống co giật: nghiên cứu cho thấy Ngũ trảo có tác dụng chống co giật, nó làm giảm pentylenetetarazole là chất gây ra cơn co giật.
- Bảo vệ gan và dạ dày: Ngũ trảo có tác dụng bảo vệ màng nhầy ruột và gan (trị viêm gan, đau dạ dày). Nhưng tránh dùng liều cao vì gây độc tế bào.
- Tác dụng giải lo: ở liều 6 g lá Ngũ trảo khô có tác dụng an thần, chống stress và làm dễ ngủ.
- Tác dụng chống nghiện: hột Ngũ trảo phơi khô, tán mịn ngâm rượu có tác dụng chống cơn nghiện ma túy, rượu, thuốc lá do tính kháng viêm giảm đau và an thần của nó.
- Tính kháng vi tơ trùng: trích tinh rễ Ngũ trảo có tính làm bất động vi tơ trùng Brugia malayi (gây bệnh phù chân voi).
Cách chế xi rô: Ngũ trảo: 4 muỗng canh vun bột lá Ngũ trảo cho vào 4 ly nước (1 lít). Đun sôi 50 phút. Lọc lấy nước cốt và thêm 1 ly mật ong. Đun nhỏ lửa trong nồi sứ cho đến khi có độ sệt dạng xi rô. Để nguội, cho vào chai màu nâu, nút kín để dành. Trị ho trẻ con: mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, ngày 3 lần.
_______________________________________
Vitex offers color on state’s hottest days
By Gary R. Bachman
MSU Horticulturist
Coastal Research & Extension Center
Now that the truly hot days of summer have arrived, vitex is ready to show its colors. This is one of the few plants that make Mississippi gardeners and nongardeners alike stop and take notice.
http://msucares.com/news/print/sgnews/sg14/sg20140609.html
Many people call with questions about the beautiful, blue flowering shrubs we have at the Mississippi State University Coastal Research and Extension Center in Biloxi. Whenever I need to take a little break, the gorgeous purplish-blue flowers of the vitex right outside my window provide an ideal location.
Vitex flowering begins around Memorial Day on the Gulf Coast and soon afterwards in north Mississippi. The main flowering period lasts up to six weeks, but the show continues sporadically throughout the summer.
The flowers, or panicles, are composed of many small, individual flower clusters. These panicles can be up to 18 inches long in some varieties. Most flower colors vary from lavender to lilac to pale violet. The color can even be a brilliant, nearly fluorescent blue. During the initial flush, the show of flowers may resemble a hazy blue or purplish cloud. On days when there is just the gentlest breeze, you can enjoy the delicate, slightly floral scent.
Shoal Creek is an improved selection that is worth seeking out at garden centers and nurseries. The spring and summer flush of flowers is more vigorous, and the flower color is a more intense and deeper blue than the regular species.
The flower color is not limited to the standard bluish purple. There are some pretty pink selections available. Pink Sensation produces clear, light-pink flowers. While the 4- to 6-inch-long panicles are not as big as some other vitex varieties, the abundant, clear, light-pink panicles are produced all summer long.
The leaves are arranged opposite from the blooms on the distinctly square stems. They grow in clusters, with five to nine finger-like leaflets radiating from a single point. When crushed, the stems and foliage smell sweet. The foliage is dark gray-green on top and bluish gray underneath. When mature, the leaves have slightly fuzzy bottoms.
Vitex tolerates our hot and humid weather extremely well, making this an outstanding small tree for Mississippi landscapes. This is also a good plant for the droughty periods we have each summer.
While vitex can be grown as a single-trunked tree, I think it is more attractive in the landscape when grown as a multitrunk specimen. Vitex tolerates a wide range of pruning styles. It can be easily maintained as an 8- to 10-foot small tree. Pruning promotes compact branching and results in a thicker, bushier plant. Since vitex flowers on new wood (current season’s growth), flowering is actually encouraged and enhanced. A neighbor of mine cut his small vitex tree back to the ground last fall. The plant started growing back this spring and is now a beautiful 3-foot-tall vitex bush. If allowed to grow naturally, it will grow up to 20 feet tall and wide.
Plant the vitex in partial shade to full sun for best flowering performance. Make sure the planting bed has well-drained soil, but the plants will tolerate a wide variety of soil conditions and textures.
Vitex is a spectacular specimen plant in the landscape. It is particularly well suited to be grown in a large container near a patio or other outdoor living area, but be aware that it can bring in bees and other pollinating insects. It can also attract butterflies and hummingbirds to gardens and landscapes. So plant one today, and sit back and enjoy the view.
-30-
[EDITOR’S NOTE: Dr. Gary Bachman is an associate Extension and research professor of horticulture at the Mississippi State University Coastal Research and Extension Center in Biloxi. He is also the host of the popular Southern Gardening television and radio programs. Locate Southern Gardening products online athttp://msucares.com/news/.]
.
No comments:
Post a Comment