Friday, May 30, 2014

"Không nên bịa đặt, nói khoác lòe người"




Không nên bịa đặt, nói khoác lòe người


Tí và Sửu đi qua một đám ruộng bí. Tí chợt trông thấy quả bí to, nói rằng:
- Chà, quả bí đâu mà to như thế kia!
Sửu có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một bận, thật mắt tôi trông thấy một quả bí to bằng cả một cái nhà ở trước mặt ta kia kìa.
Tí nói:
- Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy cái xanh đồng to vừa bằng cả cái đình làng ta ấy.
Sửu hỏi:
- Cái xanh dùng để làm gì mà to quá như thế?
- À, thế bác không biết à. Cái xanh ấy dùng để luộc quả bí của bác vừa nói ấy mà.
Sửu biết Tí chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác.

Lời bàn:

Nói điều gì phải cho đúng với sự thật, chớ nên bịa đặt mà người ta chê cười.
Giải nghĩa: 

Quả: Tiếng thông dụng ở miền Bắc, có nghĩa là trái, trái bí, trái bầu…
Nói khoác: Nói điều quá sự thật.
Một bận: Một lần. 


Xanh: Ðồ bằng đồng, có hai quai dùng để nấu. Xanh khác với chảo, vì mặt dưới của xanh bằng, còn chảo thì cong.


Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc

Lời bình:

Qua bài học này, chúng ta nhận thấy nền văn hóa truyền thống của người Việt chúng ta là sự thật thà, ngay thẳng. Nền giáo dục sơ khai của Việt Nam Cộng Hoà từ khi đặt ra tôn chỉ "Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng." Luôn luôn coi trọng con người. Coi trọng cách cư xử của người với người. Coi trọng danh dự, chữ tín. Cái triết lý đó đã hoàn toàn bị đảo lộn bởi một triết lý mới "Hồng hơn Chuyên".

Có bạn sẽ đặt câu hỏi "danh dự có liên quan gì đến sự thành thật ?". Câu hỏi này thật sự là một câu hỏi rất hay. Bởi vì từ đó, ta mới có thể giải thích cho nhau một cách ngắn gọn như thế này: Một con người sống trong sự giả dối, quen nói dối thì chắc chắn con người đó trước sau cũng bị lộ diện sự dối trá. Khi sự giả dối bị phơi bày thì chắc chắn con người đó sẽ bị khinh thường, chắc chắn sẽ không còn bất kỳ ai tôn trọng và tin tưởng nơi họ nữa. Chẳng thế mà cổ nhân có câu "Một sự bất tín, vạn sự bất tin".

Trong nghành tâm lý học của Tây phương, người ta có cả một bài giảng mà tôi đã được học trong những năm đầu tiên. Bài giảng đó chúng ta có thể tóm tắt được như sau "Sự thật bao giờ cũng dễ nói hơn sự giả dối. Vì khi anh nói sự thật, thì cho dù năm, mười năm sau nếu có phải kể hay nhắc lại nó sẽ không bao giờ thay đổi. Trong khi những kẻ nói dối phải luôn luôn học thuộc lòng những điều dối trá mà mình đã từng nói, để sau này khi nhắc lại sẽ không bị nhầm lẫn. Vì thế, người nói dối lúc nào cũng ở tư thế phòng vệ." vì sợ sẽ có ngày bị bại lộ.

Chúng ta có thể đưa ra đây vài thí dụ trong lịch sử VN cận đại.

Thí dụ thứ nhất: anh hùng Lê Văn Tám!

Thí dụ thứ nhì : Tay không diệt máy bay trực thăng của Mỹ.


Thí dụ thứ ba : anh hùng Phạm Tuân nấp trong mây bắn hạ B52.

v.v.... và v.v....

Với những thông tin sai lạc và bịa đặt xuất hiện rất thường xuyên như vậy thử hỏi có còn ai muốn tin vào những kẻ đưa ra các thông tin đó nữa hay không ? Khi mà người trên chỉ biết nói dối thì làm sao trách được kẻ dưới cũng đua đòi nói dối theo !

Thành thật là một đức tính truyền thống tốt đẹp của người dân Việt mà chúng ta cần phải bảo tồn, phát huy, xây dựng, đấu tranh để bảo vệ. Để sau này, con cháu của chúng ta sẽ được cầm trên tay những trang sử của sự thật.

Thân ái.









.

No comments:

Post a Comment