Monday, June 2, 2014

Lai Rai Ba Sợi về … “Văn Hóa Mới”!

 
 (Nguyễn Thanh Thy 10/2007)
 
Cái gọi là “Văn Hóa Mới” ở đây, ai cũng hiểu ngay là cái “Văn Hóa Chủ Nghĩa Xã Hội” đã được con cháu “Bác Hồ” đi dép râu, khệnh khạng mang vào miền Nam sau ngày 30 tháng 4, năm 1975.

Cái thứ “văn Hóa vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” chôm chỉa nữa vời của Trung Hoa về làm của mình, là một văn hóa què quặt và ba rọi. (giống như bọn trẻ viết chữ Việt theo kiểu Anh Văn bây giờ nè)

Nhà giáo dục Trung Hoa từ ngàn năm trước đây, đã nói đầy đủ rằng: 

- “Bán niên chi kế, Bất như thụ cốc. 
-Thập Niên Chi Kế, Bất như thụ mộc.
- Bách niên chi kế bất như thụ nhân”.

 Diễn nôm na là: 

- Kế sách nữa năm không gì bằng trồng lúa. 
- Kế sách 10 năm không gì bằng trồng cây.
- Kế sách trăm năm không gì bằng trồng người.


Trước năm 1975, ở miền Nam, trường Võ Bị Đalạt đã lấy biểu tượng cây thông là hai chữ Thụ Nhân làm phù hiệu cho sinh viên sĩ quan mang ở cánh tay khi còn đang thụ huấn.

Không biết cái câu què “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” có phải do ông Hồ chôm chỉa nữa vời của người ta hay không? Hay là do các văn nô miền Bắc muốn“nâng bi” ông Hồ, lập thành tích dân công, cứ ấn cái câu què nghĩa ấy vào miệng ông Hồ, Nếu vậy thì hóa ra ông Hồ đã bị “bóp bi” không biết chừng?

Sau năm 1975, câu “Tiên học lễ hậu học văn” trong các trường đều bị gỡ bỏ. Thay vào đó“danh ngôn” “Vì 10 năm … , vì trăn năm …” Viết bằng sơn đỏ, to tổ chẳng, treo trước cổng trường.Bên dưới có ghi rõ ba chữ: Hồ Chủ Tịch.Vậy thì rõ ràng là “Hồ Chủ Tịch” đã ngôn chứ còn ai trồng khoai đất này?

Tiếng Việt, Nếu đầu câu của một mệnh đề có chữ “Vì” thì tiếp theo sau phải có một mệnh đề khác để bổ nghĩa cho một mệnh đề trước. Thí dụ: 
“Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa” (Xem truyện Kiều). Như thế mới có ý nghĩa.Ở đây, Ông Hồ chỉ nói lững lơ như con cá vàng rằng thì là: “Vì lợi ích trăm năm trồng người… “.Cô giáo lớp 5 chấm điểm sẽ phê ngay: Câu què! Chưa đủ ý!

Thiết tưởng ông Hồ hay các học giả, học thiệt, phó tiến sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ (giấy) miền bắc phải thêm chữ “nên” hoặc chữ “phải” vào sau chữ “trăm năm” câu trên mới đúng là văn phạm tiếng Việt. Đây chỉ mới nói về vành ngoài “7 chữ” cái “Văn Hóa” thôi. Chỉ là hình thức và khẩu hiệu hô chơi cho vui cữa nhà.

Xét thêm chút nữa vào vành trong (tám nghề), người ta thấy ngay cái “Văn Hóa Mới” này là thứ văn hóa tam vô, “Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo” phi đạo lý phản lại truyền thống lễ giáo ngàn đời của người Á Đông nói chung, Việt Nam nói riêng là đạo lý Khổng Mạnh, đạo lý công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, kính trên nhường dưới.

Cái đạo lý truyền thống của người Việt là: 
- Công cha như núi Thái Sơn.
 - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 - Một lòng thờ mẹ kính cha. 
- Cho tròn đạo hiếu mơí là đạo con.

Trong khi đó, ông Hồ “vị cha gìa dân tộc”, “ông Thánh” của đảng Cộng Sản Việt Nam, lúc sắp“chuyển sang từ trần”, lại phều phào trăn trối lại với các “chú” trong Bộ Chính trị rằng: “Bác xuống suối vàng đi gặp các cụ Mác, cụ Lê…” chớ “Bác” không hề có một lời nào với “cha mẹ, ông bà, tổ tiên” “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Cái “Văn hóa mới” này càng thêm “đậm đà bản sắc ‘phi’ dân tộc” khi “đại thi nô” Bốn Lành (người Bắc gọi là Tư Lành) tức Tố Hửu, hô hào mọi người dân miền Bắc thương tiếc tên đồ tể giết người không ghê tay là Xít Ta Lin: 
-Đêm qua loa gọi ngoài đồng,
 -Tiếng loa xé ruột, xé lòng biết bao. 
-Làng trên xóm dưới xôn xao, 
-Ông sao sáng nhất trời cao băng rồi!
- Xít Ta Lin ơi! Xít Ta Lin ơi! 
- Hỡi ơi! Ông Mất! Đất trời biết không? 
- Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
- Thương mình thương một, thương ông thương mười.
(Vậy thì ai là kẽ Phản Động và Phản Quốc?!?)

Cái “văn hóa mới” tam vô này thể hiện rõ hơn nữa khi đảng Cộng Sản thực thi chính sách “Cải cách ruộng đất” theo lệnh quan thầy Tàu phù, Nga sô, nhẫn tâm tàn sát nông dân Việt Nam không nghê tay, máu chảy thành sông, xương phơi thành núi, cho đảng bền lâu để thờ ngoại bang, thờ Mao Xếnh Xáng, thờ Xít Ta Lin. 
- Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghĩ, 
- Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong. 
- Cho đảng bền lâu, Cùng rập bước chung lòng,
- Thờ Mao chủ tịt, thờ Xít Ta Lin bất diệt!

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, việc đầu tiên chế độ Hà Nội ra tay là thi hành quyết liệt chính sách “ngu dân” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng: Đốt sách, chôn học trò.

Bao nhiêu sách vỡ, văn hóa phẩm miền Nam suốt mấy mươi năm đều bị bôi đen là “đồi trụy, Nô dịch, phản động”.

Tất cả đều bị tịch thu và đốt sạch, không chừa một mảy may.

Đình chùa, miếu mạo, nhà thờ đều bị phá tang hoang hoặc bị trưng dụng làm nhà kho hay làm nơi nuôi súc vật.

Quân, Cán, Chính miền Nam mấy vạn người bị lừa và lùa vào trại Tập trung.

Nhà tù mọc lên từ Nam ra Bắc nhiều hơn trường học và nhà thương.

Thay thế vào đó là sách vỡ “văn hóa mới” của Hà Nội sặc mùi máu tanh và lòng căm thù. Từ sách dành cho lớp Mẫu Giáo cho đến sách cho sinh viên đại học đều đầy rẫy những bài mang nội dung hận thù đấu tranh giai cấp, đầy rẫy những giết chóc, bom đạn, hầm chông, phanh thây, moi gan, uống máu quân thù…

Song song với những bài học đầy máu me căm thù đấu tranh ấy là chính sách tẩy não và ngụy tạo một lịch sử Việt Nam toàn dối trá.

Họ tẩy não và nhồi nhét vào đầu óc non dại của học sinh những môn học mà “thầy không muốn dạy, trò không muốn học” là chủ nghĩa Mác. Lê, một chủ nghĩa lỗi thời đã bị lịch sử vứt bỏ.

Những bài học dối trá, bịa đặt lịch sử trắng trợn như anh hùng Lên Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng… đều được đề cao trong nhà trường.

Trong những kỳ thi tốt nghiệp, những đề tài này đều được chọn để làm đề thi, Tất cả những học sinh, sinh viên đều bắt buột phải cố thuộc để vượt qua ải, hầu mong sao lấy được mảnh bằng.(Bằng vô nghĩa và vô giá trị)

Và hậu qủa của cái “văn hóa mới” đó, sau 30 năm, với rất nhiều “cải và cách” ngày nay đã nhãn tiền.

Cái gọi là “Văn hóa mới” đó đã phải trả một gía qúa đắt.

Một nhà văn trong nước, một lần đi thăm Hà Nội (đất Thăng Long ngàn năm văn vật) về, viết một truyện ngắn nhan đề “Không thơm cũng thể hoa nhài” đã ngao ngán than, đại ý như sau: 

“Văn hoá miền Bắc ngày nay đã xuống dốc thê thảm. Đi đâu cũng nghe toàn là “đ…éo với đ…ịt một cách rất vô văn hóa”.

Và cũng dĩ nhiên, không lạ gì một giáo viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trong kỳ thi tuyển chọn tài năng của Đài Truyền Hình đã trả lời câu hỏi:
- Xin “Cho biết Tự Lực Văn Đoàn là gì và Nhất Linh là ai”?
Thì được thưa rằng: 
-“Tự Lực Văn Đoàn là một đoàn văn nghệ” và ông Nguyễn Tường Tam là một… kép hát. 

Trời hởi trời! Một giáo viên trường Đại học Sư Phạm mà kiến thức nông cạn, đựng chưa đầy một lòng bàn tay như thế, thử hỏi dạy dỗ sao đây cho các “thầy, cô giáo tương lai”?

Rồi đến lượt cái đám thầy, cô giáo này khi ra trường sẽ dạy những gì cho con em chúng ta trong những ngày sắp tới?Tương lai đàn em nhỏ sẽ tối đen như đêm ba mươi là cái chắc!

Không chết chắc cũng là chắc chết!



Và vô số chuyện về đạo đức mô phạm của những nhà “văn hóa mới”, văn hóa xã hội chủ nghĩa, đang diễn ra như chuyện hàng ngày ở huyện, thí dụ như:

- Thầy Đỗ tư Thông, Trưởng khoa trường Cao đẳng Truyền thanh Truyền hình nhà nước “lấy điểm gạ tình” các nữ sinh viên. Thầy chỉ cho điểm cao cho những nữ sinh viên nào đã “ủng hộ cái tí” cho thầy ở khách sạn. (Văn Hóa Mới! Không biết điều này Bác có dậy không nhỉ?)

- Thầy Lê Hoàng Sang, Hiệu trưởng trường Lê Văn Tám (!) bắt các cô giáo chưa chồng phải hầu rượu các quan địa phương. Nếu không vâng lời thì sẽ bị kỷ luật, mất tiên tiến.

- Ba thầy giáo xúm đánh hội đồng một đứa học trò đến hộc máu mồm phải đi bệnh viện cấp cứu.

- Nghi học trò ăn cắp tiền trong lớp, Thầy hiệu trưởng kêu công an đến xích cổ về đồn điều tra xét hỏi đến nổi cậu học trò nhỏ vô tội phải bỏ mạng tại chỗ và xác nạn nhân còn bị quăng xuống giếng để công an dựng lên một hiện trường giả là em nhỏ đã tự tử.

Vân vân và vân vân… Giấy bút mấy ngàn trang cũng không đủ để ghi cho hết thành quả vẻ vang của cái “Văn Hóa Mới”.

Ngày nay, có ai ở hải ngoại về Việt Nam thăm quê hương sẽ thấy nhiều cái “Văn Hóa Mới” rất khôi hài. Nhất là mấy cái “Xã Văn Hóa”, “Làng Văn Hóa”, “Phường Văn Hóa”, “Khóm Văn Hóa”, nhan nhãn khắp nơi. Những danh từ của “Văn Hóa Mới” được toàn dân sử dụng nghe vừa cù lần lại tanh tanh mùi tầu sì của Các Chú bên Tàu như: “Khuyến Mại, Khẩn Trương, Triển Khai, Biểu Quyết, Xử lý, Cập Nhật, Sự Cố, Chức Năng” v..v…và còn nhiều câu khác nữa.  Đó là chưa nói tới giới trẻ hiện nay bây giờ lại vô ý thức đẻ thêm ra những chữ viết lai căng mùi bơ sữa theo kiểu “Tây nói tiếng Mẽo” như: “Wan Tâm, Chưa wen, Cái j`,  hok biết”, thoạt mới nghe coi bộ giống như “Ai đu thì tui đu theo”(I do)… Thật đúng là cái ngôn ngữ “nữa vời và ba rọi”.

(Ủa mà sao kỳ dzị há? Đảng ta thì lo chửi Tàu như chửi chó, đánh Ngụy, Giết Mỹ như giết heo, mà sao các con các cháu chúng ta bây giờ lại cứ chạy  theo học tiếng “Tây tiếng Mẽo” hoài dzị ta?)

Như thế, người ta cũng có thể hiểu rằng Xã nào, Phường nào… không có tấm bảng “Văn Hóa” thì có nghĩa là Xã đó, Phường đó chưa có văn hóa hay vô văn hóa?

Người ta cũng không hiểu những tấm bảng dựng lên ở cái cổng đầu ngõ cái Khóm hay cái Phường đó với hai chữ “Văn Hóa” nói lên cái gì, khi mà ngay dưới chân cổng là một đống rác to kềnh, nồng nạc mùi xú uế. Bên trong cổng là một đám trẻ con trần truồng, nhếch nhác đang nghịch nước bẩn ở mấy cái cống nghẽn nước mưa, vừa chửi thề luôn miệng.

Một bà cán bộ “Cách mạng lão thành” kể chuyện vui rằng, năm vừa rồi gia đình bà được Phường “bình chọn” là “Gai đình văn hóa điểm mười” và được tưởng thưởng $100.000 đồng VN cho cái sự tích cực đã “gương mẫu văn hóa mới” cho nhân dân trong Phường học tập và làm theo.

Bà ta tâm sự rằng, tuy được bầu và thưởng nhưng bà ta sợ và buồn muốn chết.

-Được hỏi vì sao , thì bà ta bật mí:
- Tui ghiền đánh bài tứ sắc, bữa nào không đậu vài “chến” là chân tay ngứa ngáy khó chịu lắm. Nay đã lỡ “bị bầu” rồi mà lén đi đánh bài thì có mà chết với đảng bộ. (Đúng là thối hơn mắm tôm)

- Được hỏi thêm là:
- Nếu vậy thì sao bà không từ chối?
- Bà ta nói có từ chối nhưng “mấy ảnh” bảo “gia đình đồng chí là cán bộ cách mạng” xứng đáng được tuyên dương “hơn” những gia đình không có trong “diện chính sách”! (Ai bảo CS không phân chia gia cấp?!?)

Vậy đó! đảng viên của đảng ta vẫn là hơn chứ!

Trở lại vấn đề “văn hóa mới” và “giáo dục đào tạo mới” có câu nói của ông Tạ Phong Tần rất đáng đồng tiền bát gạo và cũng đáng cho bộ giáo dục và Đào tạo in ra vài ba trăm bản để “lộng kiếng” treo ở các trường Đại học, làm kim chỉ nam trong đường lối giáo dục. (Lộng kiếng là liệng cống)

Ông Tạ Phong Tần là một cán bộ của sở thương mại Du Lịch Bạc Liêu, sau một khóa được đào tạo tại chức, đã hùng hồn tuyên bố: 

-“Không ít tiến sĩ, thạc sĩ là những người biết diễn đạt những điều đơn giản trở thành khó hiểu hoặc không ai hiểu nỗi.”

Năm vừa qua, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, vừa mới nhậm chức, đã ráng hết gân cổ lên, hô hào thầy giáo và học sinh toàn quốc nên “dậy thật, học thật và thi thật” để tích cực chống tiêu cực “chạy theo thành tích ảo” và tệ nạn chạy điểm, chạy bằng trong suốt mấy chục năm qua.

Kết quả cho thấy một sự thật rất phủ phàng là tỷ số thi đậu thảm hại, toàn quốc không một hội đồng thi nào vượt qúa 50%, thay vì mọi năm về trước, tỉnh nào cũng đạt tỷ lệ vượt mức từ 97 tới 99%. (Thế mới biết là sinh viên VN thời nay dưới chế độ CS chỉ có ăn tục nói phét thì nhiều chứ có biết “học tập” chi cho giỏi đâu mà cứ la ầm lên)

Cái “bệnh thành tích” từ xưa tới nay đã tạo ra cái nghịch lý rất “hồ hởi và phấn khởi” thật buồn cười là học sinh ở các vùng sâu, vùng xa xôi lại có tỷ lệ học sinh thi đậu cao hơn là ở những trường ở thị xã hay thủ đô. (ý nói là ở “Thủ Đô” đấy nhé)

Tệ nạn “Thành tích” chưa dứt thì lại nãy sinh ra tệ trạng “học sinh ngồi nhầm lớp”. Học sinh lớp 5 mà không đọc được chữ. (!?!) 

“Giáo viên đứng nhầm lớp”. Một phần ba giáo viên của trường Cấp một nọ ở tỉnh cao nguyên lại … mù chữ. (!?!)

Thật mỉa mai cho hai chữ “nhầm lớp”. Khá khen “cho ai” đã khéo sáng chế ra “hai chữ” này. Xưa nay trong kho tàng Việt Nam Sử Lược chưa hề có nghe thấy.

Bây giờ, nhờ có “văn hóa mới” mới đẻ ra thêm chữ này. (ha ha ha, thật đúng là CS XHCN mà …)

Sau lời hô hào của Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân, các cô tú, cậu tú thi vào đại học, trên 50%không viết được 1 bài luận văn tiếng Việt. Có người còn bỏ cả giấy trắng. (vậy mà còn bầy đặt cho học sinh học thêm Ngoại ngữ để làm gì?!?)

Vậy đấy! Cái hệ lụy “vì lợi ích trăm năm trồng người” sau bẩy thập niên, Đảng và nhà nước ta đã trồng ra toàn là những qủa sung chua và chát chúa như thế đó. Cho nên bây giờ mới có thêm Ca Dao Thời đại như sau:

-“Văn hóa cũ” trồng lau ra lúa, 
    -“Văn hóa mới trồng lúa ra lau!”
Hởi ôi!

Có lẽ một số “nhà văn hóa mới” của Nhà nước XHCN ta đã nhận ra cái tác hại trăm năm của cái gọi là “văn hóa mới” nên mấy năm gần đây đã dần dần từng bước, cho in lại những sách vở“đồi trụy, nô dịch” của thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cứu vãn tình hình tụt dốc không phanh của nền giáo dục mà họ gọi đó là “Đỉnh Cao Của Trí Tệ Loài Người” chăng” !?!

Trong số những sách vở đó đặc biệt có hai cuốn thuộc loại đã từng bị đánh giá là “sản phẩm nô lệ thực dân Pháp” là “Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Luân lý Giáo Khoa Thư” do nhóm học giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đạng Đình Phúc và Đổ Thận biên soạn, Nha Học chính Đông Pháp ấn hành từ năm 1938 – 1948.

Ta thử tìm hiểu xem tại sao vì lý do nào mà Đảng ta lại cho tái bản những sách “Phản động” ấy!

Cách tốt nhất là đọc lời giới thiệu của nhà xuất bản đã ấn hành.

Đó là nhà xuất bản Trẻ ở Saìgòn, in xong và nộp lưu chiếu tháng 3 năm 2007.


Lượt trích lời giới thiệu như sau: 
-Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.…Công việc biên soạn sách của họ (nhóm Trần Trọng Kim: chú thích NV) còn mang tính chất định hướng của một nền giáo dục. Việc dạy song hành hai bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư từ lớp Đồng Ấu, Lớp Dự Bị đến lớp Sơ Đẳng ở bậc Tiểu Học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt qúa trình phát triễn trí óc và tâm hồn trẻ thơ. Điều đó thể hiện rất rỏ phương châm giáo dục Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn. Với sự định hướng đó, (Lại định hướng nữa) nhóm soạn giả nói trên đã dậy cho lớp thiếu niên nhi đồng những bài học đầu tiên thật ngắn gọn, dễ nhớ và đáng nhớ suốt cả một đời người.
(có đâu như Bác và đảng, chỉ biết “Lao động là vinh quang. Lang thang là chết đói. Lời nói là học tập. Suốt đời không gì hơn chỉ biết Học Tập Tốt và Lao Động Tốt)


-“Công cha như núi thái Sơn,
 -Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…

Hoặc là: 
-“Thờ Cha Mẹ phải hết lòng 
Ấy là chữ hiếu dậy trong luân thường… 

Bộ sách tuy nhỏ, bài học tuy ngắn nhưng giá trị sư phạm, chất lượng văn học và hiệu quả giáo dục tâm hồn trẻ thơ thì điểm lại từ trước tới nay trong rừng sách giáo khoa quốc ngữ chưa dễ có công trình nào được những dấu ấn sâu đậm như vậy”.  (Hết trích).

À thì ra là thế! Đốt sách, nhốt tù tất cả quân cán chính miền Nam, tiêu hủy tất cả những nơi thờ phượng, Cấm đoán tôn giáo cốt để xóa sạch một chế độ cho là “Đồi Trụy, Nô Dịch” để rồi hơn 32 năm sau. đảng ta lại phải muối mặt mà công nhận là cái “chế độ Miền Nam” đó nó “Ngon Lành, Sạch Sẽ, Văn Minh và … Bảnh hơn cái ‘Đỉnh Cao Trí Tệ’ của ta gấp triệu lần”. 

“Và bây giờ ta đành phải bắt chước nó”. 

Thà trễ còn hơn là tụt hậu qúa xa, thua cả các nước láng giềng mà ngày xưa ta đả từng xem họ là man di, mọi rợ.

Mỉa mai thay, sau ba thập niên nghênh ngang hãnh tiến, Coi trời bằng vung, giờ thì đảng ta lại cụp đuôi quay về con số không. Tệ hơn thế nữa là còn thụt lùi tới con số Âm! 

Bây giờ, Mê tín dị đoan thay cho tôn giáo, không nơi đâu bằng đất Bắc hiện nay, những đền thờ ông cốt, bà đồng, cậu cô đồng bóng, thầy bùa, thầy pháp… lại xuất hiện đầy rẫy như nấm tháng ba nở rộ, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thời đổi mới, thời mở cửa. Mà cũng lại mỉa mai hơn thế nữa, vì số người nườm nượp xếp hàng từ sáng đến tối để chầu chực cúng lậy, đốt vàng mã để cầu xin “tài lộc” lại toàn là những đảng viên cao cấp trong bộ máy chính quyền chuyên chính của đảng ta cả đó.

Đảng còn cho xây cả một cái viện to đúng ngay giữa lòng “thủ đô” Hà Nội, chuyên dùng làm nơi cầu linh hồn người chết lên, nhờ truy lùng tìm hài cốt của những bộ đội “Sinh Bắc Tử Nam” thất lạc từ cái thời “Miệng ngậm B-40, xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”.


Thậm chí ngay cả cái Bộ lớn như Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cũng hương khói nghi ngút ngay trong chỗ làm việc. Theo báo Thanh Niên cho biết:

-“Ngày lễ khai trương, trên tầng 5 của tòa nhà lãnh đạo Bộ, khói hương bay nghi ngút , anh em chuyên viên không ngớt lời bàn tán. Một số cán bộ, chuyên viên lớn tuổi thì khen là văn phòng rất chu đáo, rằng thờ cúng như vậy là tốt, rằng có kiêng thì có lành. Mà “nghề làm quan” Ngày nay có nhiều rũi ro: “Đi thờ đi cúng các nơi, ngay cả dùng xe công, báo chí dư luận cũng dị nghị, thế thì làm một nơi thờ cúng ngay tại Bộ cũng rất tiện chứ sao”. (Ủa!?! Sao thằng Mỹ một năm 12 tháng. Một tháng 29 - 30 - 31 ngày, tổng cộng là 365 ngày ròng rã nó có biết tới cây nhan là gì đâu mà sao nước và dân của nó vẫn cứ giầu là giầu!?!)


Lãnh đạo Bộ, các vụ, các chuyên viên… tuần rằm, mùng một, thậm chí ngày thường đều lên đó để hương khói, cầu ước những điều tốt… (!?! Sao ngộ dzị ta? Tui nhớ có người đã nói cho tui nghe 5 điều “Bác” dậy đâu có nhắc tới 1 trong 5 điều này?!? Đúng rõ là “Học Tập” như con Vẹt)

Tuy nhiên, chúng tôi không thấy Báo Thanh Niên cho biết là Bộ Kế Hoạch đang hoặc muốn thờ ông Thánh nào trong đó. “Bác Hồ” hay ông Mác, Ông Lê, hay ông Mao!?! Chỉ thấy nói trong đó có cái lư đồng to tổ chảng bên tay trái cầu thang máy, dùng để đốt tiền giấy, vàng mã.

Ối ông Hồ ơi là ông Hồ! Ông có sống khôn thác thiêng, thì hãy về đây mà coi! Đồng chí hậu duệ của ông, nó phản lại ông nè, nó đang xúm nhau phá nát cái chủ nghĩa Cộng Sản “tam vô” mà ông đã một thời hy sinh bản thân mình “không vợ, không con, tuyệt tự vô hậu, đi dép râu, hút thuốc bốc lăng xe”, để cố công khom lưng cõng về, áp đặt lên đầu lên cổ 80 triệu dân của cái đất nước khốn khổ này.


Đó là chuyện “Văn Hóa Giáo Dục” mới sơ sơ nửa bản tình ca!

- Còn chuyện Văn Nghệ “đồi trụy phản động” thì sao?
Cũng mới đây, Công Ty Văn Hóa Phương Nam và Nhà Xuất Bản Văn Nghệ TPHCM cho in lại 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu và tập truyện dài “Nguyệt Đồng Xoài” của Lê Xuyên. Hai tác giả này cũng bị liệt kê trong danh sách “những tên biệt kích văn nghệ” hồi đãng ta mới tiến chiếm miền Nam.

Khi sách vừa được phát hành, đã có nhiều dư luận.
Theo nhà văn Trần Nghi Hoàng trong bài “Vũ Hạnh và Con Đường Thứ Ba của Dương Nghiễm Mậu” cho biết:
(Xin trích đoạn bài như sau:)
- “Sớm nhất là cô giáo tên Lê Ánh Đào, đã phản đối nhà xuất bản Công Ty Phương Nam. Cô giáo này cho rằng: Đọc sách Dương Nghiễm Mậu Thú vật hoá con người và lưu manh hóa hình tượng văn học”.

Với cô giáo này, nhà văn Trần Nghi Hoàng chỉ phán có mỗi một câu: “Trình độ đọc sách của giới giáo chức” trong nước thì tôi đã có biết qua! Thậm chí có giáo viên đã cho ‘cái tên Nhất Linh có liên quan tới cải lương’ chi đó!

Nhưng có “một nhà văn có chút tên tuổi xưa ở miền Nam, ăn cơm Quốc Gia thờ Ma CS”đáng phỉ nhổ mà nhà văn Trần Nghi Hoàng nhắm đến, chỉ ngay trán tên là Vũ Hạnh, tên này đã ra mặt “đấu tố” nhà xuất bản và Công Ty Phương Nam cùng hai tác giả Dương Nghiễm Mậu và Lê Xuyên trong một bài viết đăng trên trang nhà Sài gòn Gải Phóng ngày 22 tháng 4 năm 2007, nhan đề là “Đâu là tiêu chí của nhà xuất bản”

Nhà văn Trần Nghi Hoàng viết:
-“Tôi dùng chữ “đấu tố” , vì ngôn từ và cung cách viết bài này của Vũ Hạnh sạc mùi “đấu tranh giai cấp” và loảng xoảng sắt máu hận thù, không thua sút chút nào với những bài của các “văn công” đã “đấu tố” nhóm nhân văn Giai Phẩm hơn 50 năm về trước. Nào là “tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng, chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc…”Nào là sách của Dương Nghiễm Mậu nổi bật tính phản động thì sách của Lê Xuyên là tính cách đồi trụy…”

… Bây giờ là năm thứ 7 của thế kỷ 21, Một thế kỷ mới. Mọi thông tin văn hoá hầu như không còn có thể, giấu giếm, bưng bít. Và thời đại này người ta từng giây từng phút kêu gọi con người hãy mau tiến tới hai chữ “NHÂN”. “Nhân Quyền”, “Nhân Sinh”, “Nhân Từ”, “Nhân Nghĩa”, và  “Nhân Đức”… Vũ Hạnh chưa từng “nhảy núi” vào rừng, sao có thể mập mờ khỏa lấp nói đại, nói càn, xem thường trí thông minh của nhân loại như thế?!?

Vũ Hạnh là một loại người như thế nào mà lại bảo thủ giáo điều sắt máu hơn cả Cộng Sản sắt máu như vậy?!?

Trần Nghi Hoàng cho biết:
“Vũ Hạnh thời trước tháng Tư 1975 sống ở miền Nam, được không ít những bạn bè trong lẫn ngoài văn giới là những người ở miền Nam bảo bọc. Những trí thức miền Nam yêu nước và có ý thức. Vũ Hạnh chơi chung với Trương Đình Cử, dịch giả “Tội ác và hình phạt”,  “Con Bạc”…của Dostoievski, với họa sĩ Phạm Tư… trong hồ tắm Chi Lăng. Tức Vũ Hạnh cùng trong nhóm Hòa Bình Bánh Vẽ. Vũ Hạnh làm tờ báo Tin Văn chờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 để vẽ cờ đỏ sao vàng tung hô đảng.

Nhưng dường như đảng không biết Vũ Hạnh là ai, đả làm được những gì cho đảng. Ngoại trừ một lần được đảng ban chút ân sủng cho đi Nga, sau đó, dường như Vũ Hạnh không được đảng “cho” thêm ân huệ nào nữa…

Vậy thì sao Vũ Hạnh lại “tấn công, đấu tố” khi Phương Nam in lại sách của Dương Nghiễm Mậu và Lê Xuyên? Vũ Hạnh có mục đích gì đây?!?

Và tôi lại nhớ tới truyện ngắn cô sơn nữ bị hiếp trong lùm cây của Vũ Hạnh. Có phải xã hội đó, vùng đất có “Ma, Qủy”, nên Vũ Hạnh bị ám và đặt bút viết lên những dòng chữ không nên và chẳng thể viết từ một người có đầu óc suy nghĩ bình thường về những bạn đồng nghiệp của mình sau 32 năm chiến tranh đã chấm dứt trên đất nước?!?

Nhà nước CS sau 32 năm say sưa, điên cuồng nhảy múa trên “chiến thắng giả tạo” tưởng đâu sớm muộn gì cũng sẽ xây dựng được “một thiên đường Cộng Sản”, nào ngờ “Trời chẳng chiều lòng kẻ bá đạo”, đất nước ngày càng tụt hậu thê thảm. Nạn đói, nạn dốt cùng với nạn tham quan song hành đua nhau tàn hại người dân ngày càng khốn đốn, lao lung.

Nay đảng mới mở mắt, tỉnh ngộ đôi chút, gọi là mở cửa he hé, thì có ngay những “thằng người ngợm” đã từng “ăn cơm Quốc Gia thờ Ma Cộng Sản”, chứ chẳng phải CS chánh hiệu con nai vàng ngơ ngốc gì cho cam, như tên bất nghĩa Vũ Hạnh vừa nói đến ở trên, vẫn cứ trơ trẽn khom gối, cúi đầu nịnh bợ, ton hót đảng rằng “rắm đảng vẫn thơm muôn đời” thì làm sao đảng ta có thể mở to cặp mắt mà nhìn ra thế giới bên ngoài cho được, hầu thay đổi cách cai trị cho dân đen nó nhờ!

Một tên văn nghệ nằm vùng chả là cái thớ gì của đảng cả. Sừng sỏ như mấy tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, một thời hét ra lửa, mửa ra khói kia, khi về vườn, cũng đành câm mõm. Cả một đám văn nô trong cái gọi là: Hội nhà văn cũng phải im re trước việc đảng ta bật đèn xanh cho các Công Ty Văn Hóa in lại sách vở của “Ngụy”, thì Vũ Hạnh là cái “đinh” gì, Chỉ là cái thứ ăn theo, nói leo, lại xăng xái chỉa mõm vào mà sủa để lập công. Không khéo lại bị hố, rồi đảng vã vào mồm, mắng cho là đồ ngu.

Xã hội cứ vẫn còn những tên phản phúc sống chui rúc như những ký sinh trùng chuyên thọc gậy bánh xe, phá bỉnh như vậy thì “muôn đời lục quân Việt Nam” Nhà nước ta vẫn cứ đi ăn mày thiên hạ.

Sỡ dĩ nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa mau chóng sụp đỗ, một phần cũng vì qúa thơ gây và nhân đạo đã “nuôi ong tay áo”, “Nuôi khỉ dòm nhà” bọn nhà văn như tên Vũ Hạnh, bọn nhạc sĩ phản chiến v…v… Để đến khi nhận chân ra được sự thật phủ phàng của cái “thiên đường mù” thì bọn chúng đành ngậm đắng, nuốt cay mà than rằng “tiến thoái lưỡng nam!”.

Ngày xưa, Tào Tháo khi đã chiếm được thành nào rồi là ra lệnh chém ngay những tên phản phúc đã làm nội tuyến mở cổng thành đón Tháo vào, vì Tháo biết rằng bọn này rồi cũng sẽ mở cửa thành đón kẻ khác mạnh hơn vào chém Tháo.

Ngày nay, Nhà nước Cộng Sản sao không noi cái gương của Tào Tháo mà bắt chước, đem bắn bỏ ngay bọn “phản Trụ đầu Châu”, ăn cơm chủ mà lại phản chủ, để khỏi bị bọn chúng “cản trở con đường cách mạng” đang hồ hởi “bơi ra biển A Pét” và “mọc cánh bay lên trời Vê Kép Tê Ô”?!?

Đấy là mách nước “miễn phí” cho đảng và Nhà Nước ta đấy nhé!

Cổ nhân có nói: 
-Làm thầy thuốc mà lầm thì chỉ giết có một mạng người.
-Làm chính trị mà lầm thì sẽ giết một thế hệ.
-Làm Văn hóa mà lầm thì giết cả muôn đời sau!


Thế mà đảng ta thì Sai và Lầm liên tu bất tận, suốt hơn bảy chục năm nay. Toàn là những sai lầm chết người như “Cải cách ruộng đất”, diệt “Tư Sản”, đánh “Công thương nghiệp”, đốt sách, bỏ tù truy bức Quân, Cán, Chính Miền Nam, đày dân đi “Kinh tế mới” v.v...

Khi cả nước thì đói rạt gáo, kinh tế kiệt quệ, người dân phải ăn cả rể cây để sống, nhân công thì phải bị bán sang các nước lân cận để bị bóc lột và đối xử tàn nhẫn với cái danh nghĩa bóng bẫy mà nhà nước đặt ra đó là “Hợp tác lao động”. Thì lúc ấy đảng mới biết là đã đi sai, làm sai thì đã quá muộn màng.

Riêng về cái khoản “văn hóa giáo dục”, năm nào đảng ta cũng bỏ tiền tỷ ra để “cải cách”.Người dân chỉ thấy mấy ông tiến sĩ, thạc sĩ họp nhau “cải” như mổ bò chứ không thấy “cách”,xong rồi quay ra ăn nhậu. Thế là mọi việc cứ Vũ như Cẩn.


Sang năm lại “cải”, lại “cách” rốt cuộc chẳng tiến được mộ ly ông cụ nào.

Vỡ lẽ ra, thì ra mấy ông tiến sĩ, thạc sĩ đều là những loại dỗm, không xài bằng giả thì cũng chỉ là bằng tại chức, hay chuyên tu, chưa có bằng trung học mà “ngồi nhầm” lớp “Đại Học”. (là Học Đại)

Nhưng đảng ta thì cứ nói một cách tỉnh queo, và ngon ơ: 
-Ba đế quốc sừng sỏ ta còn đánh thắng, huống chi ba cái “văn hóa” lẻ tẻ thì sá gì? Ta vừa học vừa làm. Sai thì sửa thôi! Sai đâu thì sửa đấy!

Người dân ngao ngán hỏi lại: 
- Bao nhiêu cái sai đấy thì sửa ở đâu?!?
-Sai Đâu thì sửa đó. Sai Đó thì sửa đâu. Sửa Đâu thì sai đó.


Nhất nhất mỗi “Nghị Quyết” mà đảng ta đưa ra, từ trước đến nay, người dân ai ai cũng đều từ chết cho tới bị thương cả.

Vậy thì còn hỏi “mần” chi cho “mịt” thế nhỉ?!?

(Bài viết do Nguyễn Thanh Ty 10/2007)...

No comments:

Post a Comment